Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Thực hiện công tác điều tra, xác định chi phí sản xuất nhằm tính giá thành sản xuất cho vụ lúa hè – thu 2013 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Thông tư liên tịch số 171/2010/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa các vụ sản xuất trong năm, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kết hợp Sở Tài chính tiến hành điều tra tại 135 hộ nông dân trồng lúa tại địa bàn 09 xã thuộc 03 huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú đại diện cho 03 vùng trồng lúa có các đặc tính như vùng sản xuất có điều kiện thuận lợi; vùng sản xuất có điều kiện trung bình và vùng có điều kiện khó khăn để công bố giá thành sản xuất thực tế trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).
Đây là năm thứ 3 Bộ Tài chính căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của các tỉnh ở ĐBSCL, công bố giá thành kế hoạch để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân thu mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất.
Related news

Thực hiện Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 3-7-2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2020, trong những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành, thị tích cực thực hiện các nội dung giải pháp quy hoạch, trong đó phát triển mạnh mô hình nuôi thâm canh cá lồng trên sông và hồ chứa.

Chiều 19.8, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất khảo nghiệm 4 giống lúa mới, gồm SV181, SV46, SV47, SVX7 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc.

Thời gian sinh trưởng cực ngắn, kháng được nhiều loại sâu bệnh nguy hiểm, cho năng suất vượt trội…, giống lúa lai mới HBO2 hứa hẹn sẽ mang lại cho nông dân xứ Quảng hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là một trong những giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hôm qua 19.8, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam và Trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Phú Ninh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình “Sản xuất trình diễn giống đậu phụng L23 trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm sinh học TP phòng trừ bệnh héo rũ” tại cánh đồng Bà Kiên thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.

Dẫn chúng tôi đi xem ruộng lúa xứ Rộc Đồn (thôn Hòa Phước, xã Bình Trị) nằm sát con đường bê tông dẫn vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, ông Nguyễn Công Tọa chua chát nói: “Trước đây, kênh mương nội đồng gần như ngang bằng với mặt đường, mưa lớn, nước còn rút đi kịp. Giờ mặt đường cao hơn mặt ruộng đến hơn 2m, mưa xuống, nơi đây chẳng khác gì biển nước”.