Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Nuôi Heo Rừng Thuận Lợi Và Khó Khăn

Sóc Trăng Nuôi Heo Rừng Thuận Lợi Và Khó Khăn
Ngày đăng: 27/08/2014

Hiện nay, ở Sóc Trăng các mô hình nông nghiệp dễ làm, tốn ít chi phí đều rất thu hút nông dân, nhất là những hộ có sẵn đất đai muốn làm thêm các mô hình ngoài trồng lúa. Trong đó nuôi heo rừng rất được bà con quan tâm, nhưng số hộ nuôi chưa nhiều, vì vẫn còn những khó khăn nhất định.

Giống heo rừng mà bà con thường mua về nuôi là giống lai giữa heo rừng đực với heo nái địa phương, có sức đề kháng mạnh, chịu được sự thay đổi của môi trường sống, ít dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt rất thấp.

Do đặc tính hoang dã còn nhiều nên heo rừng lai ăn tạp, mau lớn, thức ăn chủ yếu là tấm, cám, lục bình, chuối cây xắt nhỏ, rau củ quả các loại. Giá bàn cũng ổn định khoảng 100 ngàn đồng/kg, heo cho thịt chắc ít mỡ nên được người tiêu dùng ưa thích.

Hộ ông Tiêu Văn Sơn ở xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, nuôi heo rừng được ba năm cho biết, chi phí cho heo con chỉ từ 250 – 300 ngàn đồng/con, còn heo rừng giống khoảng 2 – 3 triệu đồng/cặp.

Do đặc tính hoang dã nên heo rừng thích sống trong môi trường tự nhiên, với khoảng 1000 m2 ông Sơn chỉ xây nền xi măng trên 100 m2 dành cho heo phối giống và heo sinh sản, còn lại là nền đất. Nhưng đặc biệt tường rào phải chắc chắn, được xây cao ráo, thông thoáng, cách xa nơi ồn ào vì heo rừng dễ hoảng hốt.

Heo đẻ mỗi năm 2 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể đạt từ 8 - 10 con/lứa, heo con 20 ngày tuổi là có thể tự kiếm ăn và rất khỏe mạnh. Đợt vừa rồi ông bán được 5 con, mỗi con khoảng 20 kg, thu về 10 triệu đồng, trong đó lời khoảng 8 triệu đồng.

Hiện ông Sơn có hai con heo bố mẹ ban đầu và ba con heo tơ “Về thức ăn, nói chung heo rừng không cần nhiều chi phí thức ăn vì tôi tận dụng các loại rau quả vườn nhà, nhiều nhất là chuối, heo nhà mình ăn tầm bậy là không được, chứ heo rừng thì không lo. Về phần bệnh thì coi như tôi không tốn gì hết, có cái là mình phải tốn chi phí làm chuồng tường rào cho chắc chắn giai đoạn đầu trước khi mua heo về nuôi”.

Với giống heo địa phương nuôi cao nhất chỉ khoảng 4 tháng là có thể đạt 60 – 100 kg/con, còn heo rừng lai nuôi 12 – 15 tháng chỉ đạt 15 – 20 kg/con, lúc này mới có thể bán thịt. Thời gian nuôi khá lâu, trọng lượng không cao, nếu người nuôi không có nguồn thức ăn tự nhiên thì sẽ lỗ vốn, hơn nữa heo rất háu ăn, nếu thiếu thức ăn chúng sẽ cắn phá chuồng hoặc cắn phá lẫn nhau, gây thiệt hại cho người nuôi.

Chị Nguyễn Thị Linh – một hộ nuôi heo rừng ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết “Nuôi heo rừng lai lâu lắm mới bán được, trên một năm mới bán, ở đây nhờ tôi tận dụng vỏ trấu của nhà rồi đi gom cây củ quả xung quanh cho ăn chứ không là lỗ. Bán thì người ta lại tới chỗ chỉ con nào bán con đó, chủ yếu là hộ gia đình mua về ăn, chứ không có chỗ mua số lượng nhiều, một năm bán được khoảng mười mấy con thôi”.

Giống như chị Linh, rất nhiều hộ ở Sóc Trăng vì không tìm được đầu ra nên không tiếp tục mô hình này. Ngoài giá heo rừng cao gấp đôi so với heo địa phương thì thịt heo rừng cũng ít người biết đến. Hơn nữa do sống trong môi trường tự nhiên nên rất khó quản lý trong khâu vệ sinh; Nếu hộ có khu vực chăn nuôi gần khu đông dân cư rất khó áp dụng.

Để nuôi heo rừng, bà con cần kết hợp với các mô hình nông nghiệp khác, còn nếu nuôi riêng rẻ cần tính toán nguồn thức ăn và đầu ra chắc chắn, nếu không sẽ rất khó có được lợi nhuận từ mô hình này, do đó số lượng đàn heo rừng nuôi ở Sóc Trăng còn rất hạn chế.


Có thể bạn quan tâm

Liên Kết “3 Nhà” Để Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra Liên Kết “3 Nhà” Để Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra

Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.

04/07/2013
Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cá Ngừ Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cá Ngừ

Trước tình hình chất lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đang giảm sút mạnh, có nguy cơ mất thương hiệu trên thị trường thế giới, Bộ NN-PTNT vừa đưa ra hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp thu câu, xử lý, sơ chế, bảo quản cá ngừ khai thác bằng nghề câu, đồng thời xây dựng và chuẩn bị triển khai đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

04/07/2013
Lợi Ích Bền Vững Từ Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Trong Chăn Nuôi Lợi Ích Bền Vững Từ Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Trong Chăn Nuôi

Trước thực trạng người chăn nuôi đang gặp khó khăn vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động tổ chức các chuỗi liên kết nhằm hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Đây là bước đi tích cực, phù hợp, không chỉ đem lại lợi ích cho các "nhà" tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà còn là một biện pháp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.

04/07/2013
Nuôi Gà Ri Lai Thu Bộn Tiền Nuôi Gà Ri Lai Thu Bộn Tiền

Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).

04/07/2013
Vụ Nuôi Tôm Nước Lợ 2013 Không Được Chủ Quan Vụ Nuôi Tôm Nước Lợ 2013 Không Được Chủ Quan

Chặng đường đầu tiên của vụ nuôi tôm nước lợ 2013 đã phát đi những tín hiệu khá lạc quan về mức lợi nhuận đối với những diện tích đã thu hoạch. Tuy nhiên, sự thận trọng trong khoảng thời gian còn lại vẫn không thừa khi những diễn biến của khí hậu, thời tiết và dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

05/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.