Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Thành Cá Tra Thương Phẩm Với Chi Phí Lãi Vay Ngân Hàng

Giá Thành Cá Tra Thương Phẩm Với Chi Phí Lãi Vay Ngân Hàng
Ngày đăng: 14/12/2013

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long tại hội thảo “Cải thiện nuôi cá tra bền vững với cách tiếp cận quản lý vùng” do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Hợp tác thủy sản bền vững (SFP) tổ chức tại Vĩnh Long vừa qua, giá thành để nuôi 1kg cá tra thương phẩm năm 2007 là 13.000đ đã tăng lên 23.123đ vào năm 2012 (gấp 1,7 lần).

Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).

Lý giải cho chi phí lãi vay ngân hàng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long cho biết: Từ năm 2010 đến nay, do tác động từ khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên lãi suất cho vay của các ngân hàng từ mức 10-12%/năm (2008) tăng lên mức 16- 18%/năm (2011).

Trong năm 2012 và 2013, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên trong đó có nuôi trồng và chế biến cá tra.

Theo đó lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm từng bước xuống còn tối đa 12%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên vào cuối năm 2012 và hiện còn ở mức 9%/năm. Bên cạnh đó, các khoản cho vay cũ có mức lãi suất cao cũng được xem xét điều chỉnh giảm về mức tối đa 15%/năm.

Tuy nhiên, do chi phí nuôi cá tra thương phẩm tăng cao từ 12.500đ lên 21.243 đ/kg cá (chưa tính chi phí lãi vay) nhưng vốn tự có của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi cá là rất thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng (khoảng 80% chi phí) nên để sản xuất 1kg cá tra thương phẩm trước đây khách hàng chỉ cần vay khoảng 10.000đ thì trong 3 năm trở lại đây phải vay 16.000- 17.000đ và đây là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao.


Có thể bạn quan tâm

Lúa Hè Thu Đối Mặt Sâu Bệnh Lúa Hè Thu Đối Mặt Sâu Bệnh

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

30/05/2012
Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía Phá Rừng Gỗ Quý Trồng Mía

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

31/05/2012
Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới Nuôi Tôm Sú Kết Hợp Sò Huyết - Mô Hình Mới

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết

16/11/2011
Sẽ Xử Lý Dứt Điểm Tình Trạng Phá Rừng Nuôi Tôm Ở Miền Trung Sẽ Xử Lý Dứt Điểm Tình Trạng Phá Rừng Nuôi Tôm Ở Miền Trung

Sau khi nhận được báo cáo từ các tỉnh khẳng định có thực trạng như báo NTNN nêu, Bộ NNPTNT đã lập tức chỉ đạo địa phương phải xử lý nghiêm túc tình trạng người ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm.

03/06/2012
Ngư Dân Du Nhập Nghề Khai Thác Sam Biển Ở Hoằng Hóa Ngư Dân Du Nhập Nghề Khai Thác Sam Biển Ở Hoằng Hóa

Để nâng cao hiệu quả khai thác, trong các chiều biển, thời gian gần đây nhiều hộ ngư dân ở huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã chủ động chuyển đổi nghề sang khai thác sam biển, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

04/06/2012