Giá Thành Cá Tra Thương Phẩm Với Chi Phí Lãi Vay Ngân Hàng

Theo Chi cục Thủy sản Vĩnh Long tại hội thảo “Cải thiện nuôi cá tra bền vững với cách tiếp cận quản lý vùng” do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Hợp tác thủy sản bền vững (SFP) tổ chức tại Vĩnh Long vừa qua, giá thành để nuôi 1kg cá tra thương phẩm năm 2007 là 13.000đ đã tăng lên 23.123đ vào năm 2012 (gấp 1,7 lần).
Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).
Lý giải cho chi phí lãi vay ngân hàng tăng cao, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Long cho biết: Từ năm 2010 đến nay, do tác động từ khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao nên lãi suất cho vay của các ngân hàng từ mức 10-12%/năm (2008) tăng lên mức 16- 18%/năm (2011).
Trong năm 2012 và 2013, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên trong đó có nuôi trồng và chế biến cá tra.
Theo đó lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm từng bước xuống còn tối đa 12%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên vào cuối năm 2012 và hiện còn ở mức 9%/năm. Bên cạnh đó, các khoản cho vay cũ có mức lãi suất cao cũng được xem xét điều chỉnh giảm về mức tối đa 15%/năm.
Tuy nhiên, do chi phí nuôi cá tra thương phẩm tăng cao từ 12.500đ lên 21.243 đ/kg cá (chưa tính chi phí lãi vay) nhưng vốn tự có của các hộ dân, doanh nghiệp nuôi cá là rất thấp, chủ yếu là vốn vay ngân hàng (khoảng 80% chi phí) nên để sản xuất 1kg cá tra thương phẩm trước đây khách hàng chỉ cần vay khoảng 10.000đ thì trong 3 năm trở lại đây phải vay 16.000- 17.000đ và đây là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao.
Related news

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.

Anh Khá cho biết: “Nếu như mọi năm, sau khi thỏa thuận được giá cả, thương lái sẽ giao hết tiền và nhanh chóng thu hoạch hết mía chỉ trong 1 - 2 ngày. Năm nay, thương lái chỉ đặt cọc khoảng 70% và sau cả tuần lễ họ cũng chưa chặt hết mía trên ruộng”.