Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Rau Màu Tăng Mạnh Vào Mùa Nước Nổi

Giá Rau Màu Tăng Mạnh Vào Mùa Nước Nổi
Ngày đăng: 29/08/2014

Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.

Chị Hồ Thị Ngọc Anh, chuyên trồng hành lá ở xã Long Thuận cho biết: “Do ảnh hưởng từ thời tiết nên một số bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn và nấm phát triển mạnh, làm năng suất giảm trung bình từ 20 - 30% so với những vụ trước.

Phần lớn ruộng hành ở đây đều bị nhiễm bệnh, do đó tổng năng suất của vùng rau giảm đáng kể. Do thiếu hàng nên hành lá liên tục tăng giá trong thời gian qua”.

Ông Lê Văn Hiến, Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận cho biết thêm: “Do nước lũ đang đổ về mạnh, một số diện tích trồng rau màu không có đê bao bị ngập sâu nên nguồn cung không đủ cầu. Không riêng hành lá tăng giá mạnh, mà cả củ cải trắng của Long Thuận giá cũng liên tục giữ mức cao trong thời gian qua”.

Một số thương lái cho biết, do ảnh hưởng của lũ nên nhiều loại rau củ đều đồng loạt tăng giá, trung bình từ 15 - 20% so với ngày thường. Ớt chỉ thiên giá từ 20 - 25 ngàn/kg, cà chua tăng từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, khoai môn vẫn trụ ở mức giá từ 9 -10 ngàn đồng/kg.

Trong khi giá nhiều loại rau màu của địa phương tăng mạnh vào mùa nước nổi thì một số loại rau củ có suất xứ từ Trung Quốc lại rớt giá thảm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lạnh, một tiểu thương ở chợ Định Hòa, xã Định Hòa, Lai Vung cho biết: “Trước đây 2 tháng củ cải đỏ của Trung Quốc có giá 10 ngàn đồng/kg nhưng hiện tại chỉ còn 6 ngàn đồng/kg nhưng rất ít người mua.

Cùng chung số phận với củ cải đỏ, gừng, một số loại nấm tươi bán tại chợ có xuất xứ từ Trung Quốc cũng bị khách hàng tẩy chay vì lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Giá khoai lang tím Nhật cũng rớt thảm khiến nhiều nông dân trồng khoai ở huyện Lai Vung và Châu Thành phải lao đao. Nhìn đống khoai mới thu hoạch, ông Võ Hiệp Lợi ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung bùi ngùi: “10 công khoai, tôi và 2 đứa con bỏ công chăm sóc ròng rã suốt 5 tháng, lãi được 5 triệu đồng thì coi như lỗ nặng”.

Nhiều hộ trồng khoai lang xuất khẩu ở huyện Lai Vung cho biết, vụ này có nhiều hộ bị lỗ nặng do sâu bệnh làm giảm năng suất, chi phí vật tư tăng cao nhưng giá khoai thì giảm sâu. Vài tháng trước, giá khoai khoảng 800 ngàn/tạ, nhưng giờ chỉ còn 320.000 - 340.000 đồng/tạ. Thêm vào đó, một loại sâu là “con tàn mạt” cũng đang tấn công nhiều ruộng khoai nhưng chưa có thuốc trị.


Có thể bạn quan tâm

Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn

Rửa sạch lớp đất đen của khoai tây Trung Quốc, sau đó phủ một lớp đất hồng phấn của Đà Lạt lên, giá khoai tây Trung Quốc lập tức tăng gấp 3 đến 4 lần.

21/08/2015
Tôm Việt đuối theo tỷ giá Tôm Việt đuối theo tỷ giá

Tỷ giá biến động, giá nguyên liệu nhân công tăng cao khiến sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

21/08/2015
Cuộc sống mới ở Trại Bò Cuộc sống mới ở Trại Bò

Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.

21/08/2015
Sản xuất thức ăn chăn nuôi cuộc chiến đang hồi gay cấn Sản xuất thức ăn chăn nuôi cuộc chiến đang hồi gay cấn

Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

21/08/2015
Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

21/08/2015