Hợp Tác Công Tư Phát Triển Sản Xuất Lúa Tại Đồng Tháp
Chiều qua (27/10), UBND tỉnh Đồng Tháp và Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) đã ký kết biên bản thỏa thuận về hợp tác công - tư trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, KRC sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy nguồn viện trợ thông qua hình thức vốn để đầu tư cho tỉnh Đồng Tháp xây dựng cánh đồng liên kết với quy mô dự kiến là 20.000 ha, nhằm sản xuất lúa gạo, trong đó bao gồm cả vấn đề chỉnh trang đồng ruộng, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Thông qua sự hợp tác này, chúng tôi mong muốn xây dựng cánh đồng liên kết ở quy mô lớn.
“Tôi tin rằng với sự nỗ lực của các bên liên quan, dự án sẽ thành công tốt đẹp và là mô hình hợp tác đối tác công – tư kiểu mẫu để nhân rộng ra các địa phương khác”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ.
Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Để phát triển ngành sản xuất lúa đúng với năng lực cạnh tranh của tỉnh Đồng Tháp, cần phải quan tâm đến 2 mảng lớn là phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để tái cơ cấu lại ngành sản xuất lúa.
Có thể bạn quan tâm
Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.
Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.
Bên cạnh các loại cây hoa màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật Bản được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể…
Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.