Giá Rau Màu Tăng Mạnh Vào Mùa Nước Nổi
Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.
Chị Hồ Thị Ngọc Anh, chuyên trồng hành lá ở xã Long Thuận cho biết: “Do ảnh hưởng từ thời tiết nên một số bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn và nấm phát triển mạnh, làm năng suất giảm trung bình từ 20 - 30% so với những vụ trước.
Phần lớn ruộng hành ở đây đều bị nhiễm bệnh, do đó tổng năng suất của vùng rau giảm đáng kể. Do thiếu hàng nên hành lá liên tục tăng giá trong thời gian qua”.
Ông Lê Văn Hiến, Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận cho biết thêm: “Do nước lũ đang đổ về mạnh, một số diện tích trồng rau màu không có đê bao bị ngập sâu nên nguồn cung không đủ cầu. Không riêng hành lá tăng giá mạnh, mà cả củ cải trắng của Long Thuận giá cũng liên tục giữ mức cao trong thời gian qua”.
Một số thương lái cho biết, do ảnh hưởng của lũ nên nhiều loại rau củ đều đồng loạt tăng giá, trung bình từ 15 - 20% so với ngày thường. Ớt chỉ thiên giá từ 20 - 25 ngàn/kg, cà chua tăng từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, khoai môn vẫn trụ ở mức giá từ 9 -10 ngàn đồng/kg.
Trong khi giá nhiều loại rau màu của địa phương tăng mạnh vào mùa nước nổi thì một số loại rau củ có suất xứ từ Trung Quốc lại rớt giá thảm.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Lạnh, một tiểu thương ở chợ Định Hòa, xã Định Hòa, Lai Vung cho biết: “Trước đây 2 tháng củ cải đỏ của Trung Quốc có giá 10 ngàn đồng/kg nhưng hiện tại chỉ còn 6 ngàn đồng/kg nhưng rất ít người mua.
Cùng chung số phận với củ cải đỏ, gừng, một số loại nấm tươi bán tại chợ có xuất xứ từ Trung Quốc cũng bị khách hàng tẩy chay vì lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Giá khoai lang tím Nhật cũng rớt thảm khiến nhiều nông dân trồng khoai ở huyện Lai Vung và Châu Thành phải lao đao. Nhìn đống khoai mới thu hoạch, ông Võ Hiệp Lợi ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung bùi ngùi: “10 công khoai, tôi và 2 đứa con bỏ công chăm sóc ròng rã suốt 5 tháng, lãi được 5 triệu đồng thì coi như lỗ nặng”.
Nhiều hộ trồng khoai lang xuất khẩu ở huyện Lai Vung cho biết, vụ này có nhiều hộ bị lỗ nặng do sâu bệnh làm giảm năng suất, chi phí vật tư tăng cao nhưng giá khoai thì giảm sâu. Vài tháng trước, giá khoai khoảng 800 ngàn/tạ, nhưng giờ chỉ còn 320.000 - 340.000 đồng/tạ. Thêm vào đó, một loại sâu là “con tàn mạt” cũng đang tấn công nhiều ruộng khoai nhưng chưa có thuốc trị.
Related news
Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.
Cá lóc (cá chuối/cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…
Cùng với các loại cây có múi giá trị kinh tế cao như sầu riêng hạt lép, cam sành..., hiện nay, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) giá tăng mức kỷ lục, được nhà vườn chăm sóc chu đáo để nâng cao mức sống gia đình từ lợi thế của loại trái cây này.
Ông Nguyễn Văn Cường (50 tuổi) ở thôn 5, xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk) là người rất đam mê nghề nuôi thuỷ sản. Trước đây, gia đình chỉ quen nuôi các loại cá thông thường, nhưng thời gian gần đây, ông mạnh dạn nuôi cá lăng đuôi đỏ là loại đặc sản của địa phương và đã cho thu nhập khá.