Khai Mạc Hội Nghị Hồ Tiêu Quốc Tế Lần Thứ 42

Ngày 27/10, tại TP.HCM, hội nghị hồ tiêu quốc tế lần thứ 42 (diễn ra từ ngày 27 – 30/10) đã khai mạc với sự tham dự của 250 đại biểu đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, đây là lần thứ 2 VN giữ vai trò chủ nhà đối với cuộc họp hàng năm của cộng đồng hồ tiêu quốc tế (IPC), một sự kiện quan trọng để chia sẻ thông tin cũng như thúc đẩy các mối quan tâm đối với việc phát triển ngành công nghiệp hồ tiêu trên thế giới.
Với trách nhiệm là nước chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị, Bộ NN-PTNT VN cùng với Hiệp hội hồ tiêu quốc tế và Hiệp hội ngành hàng của các nước trong IPC sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan tới việc nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của thị trường hồ tiêu toàn cầu.
Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu VN, vị thế hồ tiêu VN đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và XK số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001 XK hồ tiêu mới chỉ đạt 90 triệu USD, thì đến năm 2014 kim ngạch XK dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD.
Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, thì nay đã đạt bình quân 2,5 tấn/ha và trở thành ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của VN (gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, 4 lần cây cao su).
Sản phẩm hồ tiêu của VN đã XK đi khắp thế giới, trong đó thị phần châu Âu chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%.
Có thể bạn quan tâm

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, dịch bệnh, giá bán dưới giá thành sản xuất đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống và các vật tư đầu vào phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) còn nhiều hạn chế…

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.

Tận dụng lợi thế địa hình xã có nhiều đồi núi và vườn cây ăn quả, nhiều hộ dân ở xóm Giếng Đá, xã Tiền An (Quảng Yên - Quảng Ninh) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ong lấy mật. Từ đây, ong đã trở thành con vật nuôi xoá đói giảm nghèo hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Tỏa Tình là 1 trong 2 xã của tỉnh Điện Biên được chọn thí điểm thực hiện mô hình bí thư kiêm chủ tịch xã. Xã sớm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả. Hiện nay, Tỏa Tình đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, sơn tra cho giá trị thu nhập cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam vừa công bố kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đợt 1, tháng 9. Các mẫu xét nghiệm cho thấy hiện tại độ pH trong nước các ao nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp, không phát hiện khí độc NH3; vi khuẩn vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước ao nuôi với mật độ thấp; các mẫu kiểm tra không có ký sinh trùng, vi rút gây bệnh.