Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức

Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức
Ngày đăng: 26/11/2015

Với sự kiện này, kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ có bước ngoặt lớn; trong đó có tác động thuận lợi và cũng không ít thách thức.

Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều tiềm năng phát triển sản xuất những ngành hàng là thế mạnh của Việt Nam được coi là sẽ đứng trước nhiều cơ hội mới.

Tuy nhiên, nếu không khắc phục được những hạn chế, tận dụng tốt cơ hội, khu vực này sẽ đứng trước không ít thách thức từ AEC.

Cộng đồng ASEAN (AC) gồm ba bộ phận là Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng văn hóa-xã hội (ASCC) và Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC).

So với ASCC và APSC thì AEC sẽ san bằng rào cản, biến ASEAN thành một thị trường và một cơ sở sản xuất thống nhất, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề… AEC cho phép dòng chảy thương mại và nguồn vốn tự do hơn, trong một khu vực dân số hơn 600 triệu người, với tổng sản lượng kinh tế trị giá 2.600 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ có bước ngoặt lớn; trong đó vai trò của nhà nước cũng như áp lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng sẽ có những tác động thuận lợi và không ít thách thức.

Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, liên kết ASEAN, đặc biệt là AEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển như ổn định khu vực, huy động nguồn lực và phân bổ hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Cùng với đó, các thành viên ASEAN sẽ trở thành đối tác thương mại và đầu tư quan trọng, là bước “tập dượt” cho tự do hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn.

Cũng theo ông Thành, đầu tư của các doanh nghiệp đầu đàn dựa trên lợi thế địa lý, vị trí và nhân công các nước đang phát triển sẽ tạo ra các mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.

Thương mại hàng trung gian, linh kiện trở thành nhân tố hết sức năng động trong thương mại toàn cầu, cùng với đó là dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ kết nối sẽ gia tăng đáng kể.

Đặc biệt, sự bùng phát của khu vực tài chính thể hiện cả ở quy mô tài sản, cả ở mức độ tinh xảo của các công cụ tài chính.

Hệ thống tài chính, với xu hướng hình thành tập đoàn tài chính đa năng cũng như nhiều loại hình định chế tài chính khác nhau và chu chuyển tiền vốn nhanh, tạo ra những cơ hội mới cho sản xuất kinh doanh.

Song, theo ông Thành, rủi ro phải đối mặt cả cấp độ kinh tế vĩ mô và vi mô cũng tăng lên, do khu vực này ngày càng có khả năng tạo tiền, lợi nhuận “thoát ly” khỏi vai trò trung gian trong chuyển tiết kiệm sang đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó là các cú sốc diễn ra thường xuyên hơn như sốc giá, sốc do đảo chiều dịch chuyển vốn, sốc do việc áp dụng các hàng rào bảo hộ kỹ thuật, sốc do khủng hoảng, sốc do thay đổi đột ngột chính sách, sốc do biến động địa-chính trị, sốc do thảm họa thiên tai…

Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, khung khổ và cơ cấu hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN đã định hình 20 năm, khó có đột phá trong nội khối với AEC.

Tuy nhiên, những lĩnh vực Việt Nam lợi thế như tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ, nông nghiệp, dệt may, lắp ráp có thể hấp dẫn tăng đầu tư từ ASEAN.

Cùng với đó, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu cũng như tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu với thuế suất bằng 0.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ đối mặt với không ít thách thức khi gia nhập AEC.

Đó là sản xuất hàng nội địa tiêu dùng sẽ gặp phải cạnh tranh gay gắt hơn.

Nguy cơ các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam bị thâu tóm lớn hơn với việc gia tăng đầu tư vào Việt Nam để đưa hàng hóa tiêu dùng của các nước ASEAN vào Việt Nam.

Đầu tư của ASEAN vào các ngành tài chính, bất động sản sẽ nhiều hơn do các thị trường này ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển.

Các ngành công nghiệp lạc hậu, gây ô nhiễm cũng có thể sẽ được đầu tư mạnh vào Việt Nam nếu không bị các rào cản kỹ thuật chặn lại.

Theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, cơ hội từ Cộng đồng kinh tế ASEAN đối với Việt Nam là rất lớn.

Đó là các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu hết sức thuận lợi cũng như tiếp cận nhiều thị trường rộng lớn, hiệu quả hơn.

Cùng với đó, Việt Nam sẽ nâng cao hiệu quả nhập khẩu đối với các nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu phục vụ các ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực; giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống, góp phần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu.

Đặc biệt, Việt Nam sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của mình so các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

Cụ thể, giá cả hàng hóa của Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn do thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm, chi phí sản xuất trong nước giảm nên người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa nhập khẩu và nội địa với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nhìn lại mình để có những thay đổi công nghệ mới, tư duy mới, từ đó người lao động có cơ hội học tập, nâng cao năng suất lao động.

Đặc biệt, tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam hoàn thiện thể chế pháp lý theo hướng tạo thuận lợi kinh doanh, minh bạch và công bằng, tiệm cận với thông lệ quốc tế, góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, những thách thức Việt Nam gặp phải cũng không hề nhỏ.

Cụ thể, đối với cơ quan quản lý, việc cắt giảm thuế nhập khẩu dẫn đến giảm thu ngân sách; đặc biệt việc phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa các cơ quan Trung ương và địa phương chưa thực sự hiệu quả sẽ tạo nên những lỗ hổng, sự trì trệ trong hoạt động hội nhập.

Còn đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở mức thấp; các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển… sẽ tạo thêm sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt đối với doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ, năng lực quản lý thấp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong khi đó, mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN là thúc đẩy phát triển kinh tế công bằng, cũng như thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh trạnh cao, để ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào kinh tế thế giới.

Đặc biệt, AEC từng bước lấp đầy khoảng cách hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên; trong đó có Việt Nam.

Để đạt được điều này và nắm bắt cơ hội cũng như hạn chế dần những thách thức khi tham gia AEC, Việt Nam không ngoại lệ phải ưu tiên 6 yếu tố chủ chốt là chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế và thương mại điện tử.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Được Mùa Dứa Ở Đại Lộc Nông Dân Được Mùa Dứa Ở Đại Lộc

Theo người dân xã Đại Hồng (Đại Lộc - Quảng Nam), mùa dứa năm nay cho năng suất cao, lại được giá. Trung bình mỗi gia đình thu hoạch được khoảng 1 tấn dứa/ngày, với giá bán tại chỗ từ 5 - 7 nghìn đồng/quả.

16/05/2012
Ớt Vụ Xuân Lãi 3,5 - 4 Triệu Đồng/sào Ớt Vụ Xuân Lãi 3,5 - 4 Triệu Đồng/sào

Vụ xuân năm nay, huyện Nam Sách (Hải Dương) trồng gần 38 ha ớt, tập trung ở các xã Hiệp Cát, Đồng Lạc, An Bình, Phú Điền.

02/06/2012
Trồng Rong Nho Biển Trồng Rong Nho Biển

Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005. Đồng thời với quá trình nhân giống, Công ty TNHH Trí Tín đã tiến hành trồng thử nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sáng kiến trồng rong nho theo phương pháp trồng kê sàn có lưới che. Từ tháng 10/2006 đến nay, công ty đã nhân rộng thành công phương pháp trồng này tại vùng biển Hòn Khói (Ninh Hải, Ninh Hòa).

02/06/2012
Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc

Ổi xá lị Bình Lộc (TX. Long Khánh) nổi tiếng nhờ chất lượng thơm ngon, giòn ngọt do không sử dụng chất kích thích, trái chín tự nhiên theo cách chăm sóc truyền thống của nông dân miệt vườn

21/06/2011
Đào Pháp Trúng Giá Cao Ở Bắc Hà Đào Pháp Trúng Giá Cao Ở Bắc Hà

Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Bắc Hà (Lào Cai), vụ thu hoạch đào Pháp năm nay ước tính sản lượng đạt 30 tấn, giá trung bình 20 ngàn đồng/kg, sản lượng giảm song giá bán cao, ổn định như các vụ trước.

16/05/2012