Nhạy bén trong sản xuất

Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời được sự vận động của chính quyền địa phương, nông dân cùng nhau liên kết sản xuất lúa. Cụ thể là hợp đồng ngày, giờ, đồng loạt thực hiện các khâu trong sản xuất như: bơm nước, sạ, dặm, bón phân, xịt thuốc… Nhờ đó, 3 năm nay, vụ lúa nào gia đình ông Chí cũng đạt năng suất cao.
Ông Chí chia sẻ: “Sản xuất theo hình thức liên kết, hợp tác với nhau tôi thấy hiệu quả, năng suất lúa nâng lên rõ rệt. Bơm nước, sạ, cái gì cũng thực hiện đồng loạt nên khoẻ hơn, chi phí nhẹ hơn, việc canh tác cũng dễ dàng, không bị tràn bờ, bể bờ…”.
Trước Tết, ông Chí thu hoạch 4,2 ha lúa vụ 2, năng suất trung bình 7 tấn/ha, tương đương so với lúa vụ 2 năm trước. Ngoài phần lúa để lại ăn, số còn lại ông bán, trừ các khoản chi phí còn lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng.
Theo ông Trần Văn Sách, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thăm Trơi B, vài năm gần đây, địa phương vận động nông dân ấp Rạch Nhum và ấp Thăm Trơi A liên kết trong sản xuất. Cụ thể, vào vụ lúa sẽ cùng nhau bơm nước, xuống giống đồng loạt.
Qua nhiều vụ cho thấy, việc canh tác dễ dàng hơn, chi phí sản xuất giảm nhiều hơn so với trước đây, năng suất lúa cũng cao hơn nên bà con rất phấn khởi và đồng tình. Hiện nay, trên địa bàn ấp có khoảng 70% hộ nông dân sản xuất theo phương thức này.
Bên cạnh việc thay đổi phương thức sản xuất thì việc nhạy bén trong khâu lựa chọn giống lúa cũng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Cách đây vài năm, nông dân đa phần sử dụng giống lúa ở địa phương hoặc lựa chọn loại giống nào có năng suất cao rồi tự gầy giống, cách làm này chỉ sau vài vụ sản xuất, năng suất lúa không đạt, chất lượng kém, thu nhập thấp.
Hiện nay, qua quá trình tìm hiểu về vai trò quan trọng của việc sử dụng giống lúa đạt chất lượng trong sản xuất, hầu hết bà con chủ động tìm mua, sử dụng các loại giống lúa cấp xác nhận, giống nguyên chủng vào sản xuất. Ðồng thời, qua quá trình sản xuất, bà con còn biết lựa chọn những giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương.
Vụ 2 năm nay, gia đình ông Chí sử dụng loại giống OM 5451, với 100% diện tích sản xuất. Không chỉ riêng ông mà đa phần bà con ở địa phương ưa chuộng giống lúa OM 5451, vì qua vài vụ sản xuất cho thấy giống lúa OM 5451 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Ðặc biệt, giống này ít bị nhiễm bệnh, chất lượng lúa tốt hơn, năng suất cao hơn so với OM 6162 từ 5 - 10 giạ/công.
Sản xuất lúa, ngoài yếu tố “cần” là sự siêng năng, chịu khó thì vẫn phải đảm bảo các yếu tố “đủ”, đó chính là nhạy bén, kịp thời nắm bắt phương thức sản xuất mới, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng những giống lúa đảm bảo chất lượng, cho năng suất cao. Nông dân huyện Trần Văn Thời bước đầu gặt hái được thành công từ sự nhạy bén này.
Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cây giống, chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi…, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường.

Một công ty ở Hải Dương đã bị phát hiện sử dụng chất vàng ô có thể gây ung thư vào sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trên đà thắng lợi của chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng thêm tiêu chí thứ 20 “khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu’’.

Sáng 12/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì cuộc họp nghe tiến độ giao đất gắn với giao rừng (GĐGR), đo vẽ bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp, nông nghiệp, đất ở đô thị. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cùng dự.

Ngày 11.11, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã ký quyết định thu hồi 44.176m2 đất do UBND xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) quản lý và cho Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn thuê để xây dựng nhà máy đóng tàu vỏ thép tại địa phương này.