Giá Hồ Tiêu Có Thể Tăng Nhờ Sản Lượng Giảm

Do ảnh hưởng của thời tiết nên nhiều vườn hồ tiêu tại các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyên bị chết và không thể cho thu hoạch vào đầu năm 2015. Sản lượng giảm có thể giúp hồ tiêu tăng giá.
Ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho biết hiện Đông Nai có khoảng 600 héc ta hồ tiêu bị chết. Các tỉnh như Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây Nguyên cũng có hồ tiêu chết vì dịch bệnh do thời tiết thay đổi, một số khác chết là do dùng phải phân bón giả.
Vì thế, theo ông Tụng, nhìn chung sản lượng hồ tiêu của vụ thu hoạch 2015 sẽ có khả năng giảm.
Hiện Việt Nam xuất khẩu 50% lượng hồ tiêu thương mại của thế giới nên sản lượng hồ tiêu giảm sẽ ảnh hưởng đến giá hồ tiêu trong năm 2015. Thường vụ thu hoạch hồ tiêu của Việt Nam bắt đầu sau tết âm lịch hằng năm.
“Theo tôi, trong năm 2015, giá hồ tiêu trên thị trường sẽ giữ ở mức ổn định và có thể tăng lên so với thời điểm hiện nay”, ông Tụng đưa ra dự báo.
Hiện giá tiêu trên thị trường ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ dao động ở mức 184.000 -187.000 đồng/kg, tăng 42.000 -45.000 đồng so với mức giá tháng 4-2014.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT) trong 8 tháng của năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu được 126.000 tấn hồ tiêu, giá trị thu về là 926 triệu đô la Mỹ, tăng gần 24% về giá trị và 38% về lượng. Như vậy, chỉ trong vòng 8 tháng, giá trị thu về tương đương của cả năm 2013.
Trước đây VPA đưa ra dự báo trong năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 150.000 tấn và giá trị thu về là 1 tỉ đô la Mỹ. Ông Tụng cho biết, thực tế lượng hồ tiêu còn giữ lại trong nhà người dân, doanh nghiệp không nhiều, và trong số 150.000 tấn hồ tiêu dự kiến xuất khẩu cho cả năm nay có khoảng 20.000 tấn hồ tiêu tạm nhập tái xuất của Indonesia.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, mặt hàng hồ tiêu không được liệt kê trong danh mục những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia.
Theo VPA, do giá hồ tiêu của Indonesia gần bằng giá hồ tiêu của Việt Nam nên năm nay việc tạm nhập tái xuất không mang lại lợi nhuận nhiều cho doanh nghiệp, mà chủ yếu là để bù vào phần thiếu hụt nguồn cung trong nước cho những đơn hàng đã ký trước đó.
Có thể bạn quan tâm

Thay vì nền đất hoặc xi măng truyền thống, hiện nay mô hình nuôi heo trên nền đệm lót lên men đang trở thành xu hướng nuôi mới của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có thị xã La Gi. Tác dụng mang lại là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư...

Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.

Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,