Lạc (Đậu Phộng) Tăng Giá, Lãi 50 Triệu Đồng/ha

Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.
Hiện nay, nông dân trồng đậu phộng (lạc) vụ HT ở hai huyện Tịnh Biên – Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi năng suất và giá bán tăng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đồng/ha.
Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã An Cư, huyện Tịnh Biên, nơi trồng nhiều đậu phộng nhất cho biết: Toàn xã có gần 170ha đậu phộng. Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.
Ông Chau Chiêng ở ấp Chơn Cô, xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết: “Vụ này gia đình trồng 8 công đậu phộng, năng suất đạt 20 giạ/công, bán với giá 220.000 đ/giạ, tính ra, vụ này gia đình thu lãi hơn 30 triệu đ”.
Theo Sở NN-PTNT An Giang: Trong vụ HT năm nay, toàn tỉnh xuống giống trồng gần 500 ha đậu phộng, chủ yếu ở các huyện miền núi rất thích hợp cho loại cây này. Đậu phộng là loại cây dễ trồng và nhẹ công chăm sóc mà lợi nhuận cao.
Trong thời gian tới ngành nông nghiệp đầu tư máy thu hoạch lạc do Viện Cơ Điện sản xuất có ưu điểm thu họach 2 ha/ngày, rút ngắn thời gian gấp 60 lần so với thu họach thủ công, giảm trên 10% chi phí thu họach.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.

Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng tiền giống, phân bón để triển khai trên 160 ha lạc giống L14 vụ hè thu tại 6 xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai (Hà Quảng); Thái Học, Triệu Nguyên (Nguyên Bình).

Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn 3, xã Tâm Thắng (Chư Jút) nhờ nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp tổ chức mà đã nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích.