Giá Gia Cầm Tăng Mạnh

Bà Cao Thị Ten, chủ trại gà ở ấp 3, xã Phú Ngọc (Định Quán, Đồng Nai), vừa cho biết, giá gà lông màu (gà Tam Hoàng) đang tăng lên đáng kể.
Cách đây 2 tuần, bà Ten xuất một lứa gà lông màu với giá bán 42.000 đ/kg. Đến hôm qua, giá gà lông màu ở đây đã tăng lên 45.000 đ/kg. Giá gà con giống 1 ngày tuổi cũng từ mức 4.000 - 5.000 đ/con tăng lên 7.000 đ/con.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết thêm, giá vịt ở tỉnh này cũng vừa tăng thêm 3.000 đ/kg. Theo ông Công, giá gà, vịt tăng là nhờ giá heo đã tăng lên khá nhiều trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.

Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.