Khánh Hòa Có Hơn 480 Cơ Sở Sản Xuất Giống Thủy Sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hơn 480 cơ sở sản xuất giống thủy sản các loại. Trong đó, có 375 trại sản xuất tôm giống, chiếm gần 80%; các cơ sở còn lại chủ yếu sản xuất giống ốc hương, tu hài, cá biển...
Trong số 375 trại sản xuất tôm giống, có 112 trại sản xuất tôm sú giống và 263 trại sản xuất tôm thẻ chân trắng giống. Nguồn tôm sú bố mẹ chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Trong khi đó, nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ chủ yếu được nhập từ nước ngoài.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông ngư dân (NND) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Cam Hải Đông những ngày này đang vào vụ thu hoạch rong sụn. Đây là địa phương có thế mạnh về trồng rong sụn của huyện. Năm nay, gia đình anh Hồ Ngọc Sơn (thôn Thủy Triều) trồng 1,5ha rong sụn. Năm ngoái, do thời tiết thất thường nên rong sụn nhà anh bị hỏng nhiều, không lãi. Năm nay, tình hình khá hơn nhiều.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.

Lợi nhuận của nông dân trồng lúa giảm mạnh, giá lúa dao động ở mức thấp và khó tiêu thụ trong điều kiện xuất khẩu gạo gặp khó khăn.