Giá chanh không hạt tăng cao

Ông Nguyễn Văn Chiến, GĐ HTX NN Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, (Châu Thành, Hậu Giang) cho biết, khoảng một tuần gần đây, giá chanh không hạt tại địa phương tăng mạnh, nguồn cung không đáp ứng đủ. Vì vậy, HTX đã phải hủy nhiều đơn đặt hàng.
Hiện mức giá thu mua tại vườn dao động từ 30.000-33.000đ/kg, tăng từ 5.000-6.000đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại HTX NN Thạnh Phước, thương lái đặt hàng khoảng 5 tấn chanh/ngày nhưng đơn vị chỉ cung ứng được hơn 2 tấn/ngày.
Theo các thương lái, hiện hcần thu mua hơn 20 tấn chanh/tuần để cung cấp cho các thị trường lớn trong nước như TP.HCM, Hà Nội và XK sang Thái Lan và Campuchia, nhưng không tìm đủ nguồn hàng, buộc phải giảm lượng cung cho khách hàng. Bởi hiện vườn chanh đang vào mùa trái vụ, sản lượng quả giảm, trong khi đó nhu cầu thị trường tăng mạnh, nhất là vào mùa nắng nóng, dịp lễ.
Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh có khoảng 700ha chanh, tập trung nhiều nhất là ở huyện Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay cả nước có gần 11.800 ha ca cao, trồng nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, gần 2.800 ha, thấp nhất là Gia Lai 9,6 ha.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác ở Tây Nguyên, nên trong những năm gần đây, nông dân đã ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, khiến diện tích hồ tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” nêu trên không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và lâu dài.

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Sự kết hợp đồng bộ các giải pháp giữa địa phương và các nhà quản lý chuyên ngành đã đưa giá vải thiều Bắc Giang lên cao nhất trong 5 năm qua, đạt trung bình 15.000 đồng/kg; tổng giá trị sản xuất đạt 2.900 tỉ đồng.

Với mong muốn tìm cây trồng thích hợp cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, sau một thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, chị Lê Thị Lạc ở xóm 3, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã quyết định chọn cây thanh long để trồng thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy đây là cây trồng có triển vọng cho vùng đất cát ven biển.