Việt Nam Đứng Đầu Thị Trường Cung Cấp Tôm Cho Hàn Quốc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2014, Hàn Quốc đã tăng mạnh nhập khẩu (NK) tôm từ Việt Nam, giá trị NK tăng 92,2% so với cùng kỳ năm 2013. Ngược lại, giá trị NK tôm của Hàn Quốc từ một số thị trường như Trung Quốc giảm 24,4%, Thái Lan giảm 15,6%.
Tính đến hết tháng 6-2014, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu (XK) tôm lớn thứ 4 trên 81 thị trường của Việt Nam và chiếm 7,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam.
Nửa đầu năm, các DN đã có sự thay đổi mạnh cơ cấu XK mặt hàng tôm sang thị trường này. Trong đó, tăng 17% giá trị tôm chân trắng, từ tỷ trọng 63% trong 6 tháng đầu năm trước lên 80% tổng giá trị tôm XK trong 6 tháng đầu năm nay. Giá trị XK mặt hàng tôm khác cũng tăng 1,2%. Trong khi đó, mặt hàng tôm sú XK sang Hàn Quốc lại giảm mạnh 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), dựa trên số liệu cập nhật mới của Hải quan Hàn Quốc, tính đến hết tháng 6-2014, Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Hàn Quốc, chiếm 44,45% tổng giá trị NK tôm của nước này.
Giá trị NK tôm từ Việt Nam cao gấp 3,6 lần so với giá trị NK từ nguồn cung lớn thứ 2 là Trung Quốc. Tiếp đó là các thị trường lớn khác như: Thái Lan, Malaysia, Ecuador…
Có thể thấy, trong nửa đầu năm nay, XK tôm sang thị trường Hàn Quốc thuận lợi hơn so với năm trước cũng nhờ giá NK của nước này ổn định. Trong đó, giá tôm NK từ Việt Nam ở mức 11 USD/kg, cao hơn giá NK trung bình của nước này và cao gấp đôi so với tôm NK từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.
Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.
Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.
Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.