Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cho Phép Sử Dụng Ngô Biến Đổi Gen Làm Thực Phẩm

Cho Phép Sử Dụng Ngô Biến Đổi Gen Làm Thực Phẩm
Ngày đăng: 14/08/2014

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Đây được xem là một bước tiến trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam và giúp nông dân sớm tiếp cận với các tiến bộ nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Ngày 13/ 8, thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa ký quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, bao gồm: MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto); Bt 11 và MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam.

Quyết định cấp Giấy xác nhận này được ban hành sau quá trình xem xét và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen theo đúng trình tự được quy định theo thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT. Quyết định ứng dụng công nghệ sinh học (cụ thể là cây trồng biến đổi gen) trong nông nghiệp thể hiện tầm nhìn chiến lược và tính đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, vì lợi ích phát triển của toàn ngành nông nghiệp và nông dân trong nước; phù hợp với tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020, trong đó có chủ trương ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Quyết định này cũng phù hợp với chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm bớt gánh nặng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, khối lượng nhập khẩu đậu tương là 856 nghìn tấn, giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng nhập khẩu ngô là 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), mất khoảng hơn 1 tỷ USD.

Cây trồng biến đổi gen là thành tựu khoa học của nhân loại, đã được chứng minh mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường và đặc biệt là nâng cao lợi ích cho người nông dân. Hệ thống hành lang pháp lý cũng như thủ tục trình tự xét duyệt hồ sơ đối với cây trồng biến đổi gen của Việt Nam cho thấy cách tiếp cận tiên tiến và khoa học.

Trong đó, kết hợp xét duyệt và công nhận cho thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong cùng một hồ sơ; Quy định Cấp giấy xác nhận Thực vật biến đổi gen nếu được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với công nghệ này, nông dân còn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các sự kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần phải được cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học của Bộ TN&MT trước khi đưa vào sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Chương Trình Khí Sinh Học Cho Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Chương Trình Khí Sinh Học Cho Ngành Chăn Nuôi Việt Nam

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

19/05/2014
Quảng Ngãi Ngổn Ngang Vụ Mới Quảng Ngãi Ngổn Ngang Vụ Mới

Vụ đông xuân vừa kết thúc, vụ hè thu đã bắt đầu. Dù biết đây là cách giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn hán khi lúa trổ và mưa bão lúc thu hoạch, nhưng việc sản xuất gối đầu như thế khiến nông dân không khỏi âu lo…

19/05/2014
Mô Hình Chống Hạn Hiệu Quả Mô Hình Chống Hạn Hiệu Quả

Anh Nguyễn Em 56 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Nha Húi (xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) thực hiện hiệu quả mô hình đào ao chứa nước chủ động chống hạn. Hệ thống ao chứa và mương dẫn nước được anh đầu tư xây dựng căn cơ đáp ứng nhu cầu sản xuất, chăn nuôi gia súc và sinh hoạt của gia đình trong những tháng mùa khô.

19/05/2014
Làm Giàu Từ Giống Bưởi Quý Quế Dương Làm Giàu Từ Giống Bưởi Quý Quế Dương

Từ một cây bưởi tổ, đến nay giống bưởi quý Quế Dương ở thôn Quế Dương, xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội) đã được nhân ra hàng chục ha. Nhiều hộ đã giàu lên từ việc bảo tồn và phát triển giống bưởi quý này.

19/05/2014
Nuôi Trâu Thương Phẩm Hướng Thoát Nghèo Mới Cho Nông Dân Nuôi Trâu Thương Phẩm Hướng Thoát Nghèo Mới Cho Nông Dân

Nói đến con trâu người ta thường nghĩ ngay đến việc sử dụng sức kéo để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đàn trâu ở Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình còn có một tên gọi khác đó là con xoá đói giảm nghèo bền vững. Nhờ nó mà tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên cựu chiến binh (CCB) giảm dần theo từng năm, từ 9 hộ (năm 2013) nay chỉ còn 3 hộ.

19/05/2014