Gặp Khó Trong Xây Dựng Giao Thông Nông Thôn

Xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp là một trong những xã đang gặp nhiều khó khăn về thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng các tuyến đường bức xúc cũng đang là vấn đề nan giải.
Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, hiện nay một số tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Long Thạnh đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đi trên con đường lởm chởm ổ gà nối về trung tâm xã, phần nào sẽ hiểu được nỗi vất vả của người dân ở ấp Long Hòa B. Ở đây, có đến 2 tuyến đường xuống cấp, mỗi tuyến dài 6-7km. Người dân bức xúc vì ngày ngày đi lại, đưa đón con cháu đi học, chuyện té xe trở thành bình thường khi buộc phải đi qua đoạn đường này.
Mặt đường gồ ghề, nhiều đoạn chỉ còn lại lớp đất, phần đá xô bồ chỉ làm cho con đường thêm khó đi, có đoạn đọng nước hoặc lên sình. “Hằng ngày, mấy đứa nhỏ đi học trên con đường này, thường xuyên bị té nên giờ không dám chạy mà phải dắt xe qua hết đoạn đường “bể”.
Nếu nhà có xuồng, ghe thì đưa con em qua bên kia sông để đi dễ hơn vì có lộ bê tông 2,5m. Không biết đến khi nào xóm này mới được đầu tư lại con lộ”- bà Nguyễn Thị Ánh, người dân ở ấp Long Hòa B than thở.
Hiện toàn xã Long Thạnh còn nhiều tuyến đường chưa được bê tông hóa, với tổng chiều dài gần 20km. Các tuyến này vào mùa mưa nếu không bị ngập nước cục bộ cũng bị lầy lội. Đặc biệt, là tuyến đường ở kênh Xẻo Đon nối qua các ấp Long Sơn 1 - Long Sơn 2 - Long Hòa B và tuyến đường nối ấp Long Hòa B - Long Trường 1 - Long Trường 2 - Long Trường 3,…
Theo nhẩm tính của ông Lê Văn Bé Tư, ở ấp Long Hòa B, các con lộ này cần đầu tư ít nhất cũng hàng tỉ đồng, số tiền khá lớn so với thu nhập của người dân nơi đây. Hiện chỉ có duy nhất tuyến đường dọc theo kênh Mù U - Cái Đinh đang được nhà nước đầu tư xây mới (ấp Long Hòa A1 và Long Hòa A2). Những nơi còn lại, ngoài việc chờ đợi đầu tư thì chẳng còn cách nào khác hơn. Người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên sớm khắc phục hay nâng cấp để phục vụ nhu cầu đi lại nhưng chưa được giải quyết.
Ông Nguyễn Thanh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thạnh, cho biết: Giao thông là một trong những tiêu chí khó thực hiện trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cần nguồn vốn đầu tư khá lớn. Và đây còn là vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc xã hội hóa hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn, một phần do các tuyến đường này khá dài. Nếu đầu tư theo tiêu chí xã nông thôn mới thì lộ phải có chiều rộng ít nhất từ 2,5-3,5m nên cần phải có kinh phí.
Trong khi việc huy động vốn đối ứng trong nhân dân không mấy dễ dàng vì hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo của xã lên đến 14,45%, đây là mức khá cao so với tiêu chuẩn quy định. Thời gian qua, phần việc nào làm được thì địa phương sẽ cố gắng thực hiện.
Theo đó, xã cũng đã vận động xã hội hóa với kinh phí 45 triệu đồng nâng cấp xong đoạn đường thuộc ấp Trường Khánh 1. Đoạn này dài khoảng 2,5km có 51 hộ dân sinh sống. Tuy nhiên, để xây dựng giao thông nông thôn gắn với các tiêu chí nông thôn mới thì xã cần nhiều nguồn lực, quan trọng hơn hết là sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành.
Có thể bạn quan tâm
Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...