Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ĐBSCL phát triển mạnh mô hình nuôi cua đinh và ba ba đem lại thu nhập cao, nhờ giá cả loại đặc sản này khá ổn định.
Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp 500.000 con ba ba và 5000 cua đinh giống, hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng số lượng không đủ đáp ứng.
Hiện giá hai mặt hàng này đều tăng từ 5-7%, cụ thể, ba ba giống loại 1 tuần tuổi 2000 đ/con; 4 – 8 tuần tuổi 5000 đ/con; loại trọng lượng 100 gram/con, giá 10.000 đ. Còn ba ba thịt loại từ 1,5 kg trở lên có giá 290.000 đ/kg; loại từ 1,2 – dưới 1,5 kg/con có giá 190.000 đ/con; loại từ 1 – 1,2 kg có giá 150.000 đ/kg.
Cua đinh giống 2 tuần tuổi giá 300.000 – 350.000 đ/con; loại 4 tuần tuổi giá 400.000 – 450.000 đ/con; loại 700 gram giá trên dưới 700.000 đ/con; cua đinh bố mẹ giá 1 triệu đ/kg.
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học.
Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, năm 2013 diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trên địa bàn huyện Phước Long là 5.600 ha (tập trung các xã Vĩnh Phú Tây, xã Phước Long, thị trấn Phước Long, xã Phong Thạnh Tây A, xã Phong Thạnh Tây B).
Các ao, đầm nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật theo quy định, thường xuyên bị dịch bệnh chỉ nên thả nuôi một vụ trong năm, thời gian thả giống trong tháng 4/2014 để hạn chế dịch bệnh.
Năm 2013, công tác thú y được tăng cường, nhất là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, long mồm lở móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên heo... Trong năm, trên đàn gia súc, gia cầm có xuất hiện các loại bệnh thông thường như: đậu, e.coli, tiêu chảy, viêm phổi, phó thương hàn, tụ huyết trùng..., nhưng không xảy ra dịch bệnh lớn.
Ông Phạm Công Kiệt (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) là một nông dân chuyên nuôi gà ta với quy mô công nghiệp, nhưng lại chọn hướng chăn nuôi di động. Trang trại của ông rất đơn giản, thường là khu vườn tràm rộng lớn được quây lưới xung quanh.