Chè Bản Liền Có Đầu Ra Ổn Định

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng huyện, chính quyền xã Bản Liền và Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà đã giải quyết xong tình trạng tư thương thu mua chè vàng tại xã Bản Liền.
Bước vào vụ thu hoạch năm 2014, tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở đây đã ổn định, người dân trồng chè đã yên tâm bán sản phẩm búp chè tươi cho Cty, với giá từ 8.000- 9.500 đ/kg búp tươi, tăng 1.500- 2.500 đ/kg so với năm 2013.
Bản Liền là xã vùng cao, cách trung tâm huyện Bắc Hà gần 30 km, là vùng chuyên canh chè số 1 của Bắc Hà, nổi tiếng là xứ sở của chè tuyết Shan cổ thụ.
Chè Bản Liền nổi tiếng có màu nước đẹp, khi pha nước chè có màu xanh nhạt quyện lẫn màu vàng nhạt như mật ong rừng, có hương thơm quyến rũ... Hiện nay, xã Bản Liền có 294 ha chè, trong đó diện tích chè đã cho thu hoạch 245 ha.
Thời gian qua, cây chè Bản Liền đã khẳng định là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo. Ông Vàng A Dương, chủ tịch UBND xã cho biết: "Bản Liền đã tích cực vận động, tuyên truyền để nhân dân không thu hái, chế biến chè vàng, phối hợp với Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà, HTX Chè Bản Liền cải tạo, phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chè và ký cam kết, niêm yết giá thu mua chè công khai với bà con nông dân”...
Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.