Gạo Việt vì sao từ hạt ngọc thành 3 không
Đó là nỗi trăn trở của ông Nguyễn Đình Bích - Chuyên gia nông nghiệp đến từ Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) khi bàn về chuyện xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Ông Bích dẫn số liệu cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không phải thấp nhất trên thị trường thế giới.
Giá gạo giảm là do xu hướng giảm chung trên thị trường thế giới, gạo Thái Lan, Ấn Độ cũng giảm.
Theo ông Bích, nguyên nhân của việc giá gạo thế giới giảm mạnh thời gian qua là do kho gạo dự trữ khổng lồ của Thái Lan, trong đó có khoảng 1,3 triệu tấn là gạo đã hỏng hoàn toàn; 4,3 triệu tấn lẫn lộn giữa gạo có thể làm lương thực và gạo không thể làm lương thực.
Nhìn vào động thái của Thái Lan có thể dự đoán rằng giá gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm.
Nguyên nhân thứ 2 được ông Bích đưa ra là xuất phát từ Ấn Độ. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Ấn Độ xuất khẩu gạo tăng 12,3% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch giảm 12,9%. Ấn Độ chính là quốc gia có giá gạo giảm mạnh nhất chứ không phải Thái Lan hay Việt Nam.
Ấn Độ sử dụng 1 nửa gạo, 1 nửa lúa mỳ làm lương thực. Trong điều kiện giá gạo thế giới giảm, giá lúa mì còn giảm mạnh hơn. Do vậy, chủ trương của Chính phủ Ấn Độ trong thời gian tới là tăng xuất khẩu gạo ra thị trường, giữ lúa mỳ làm cho giá gạo giảm mạnh.
“Toàn bộ gạo chất lượng thấp và cao đều giảm giá mạnh chứ không riêng gì gạo Việt Nam” – ông Nguyễn Đình Bích nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Bích cũng dẫn kết quả nghiên cứu của FAO cho thấy, đến tháng 8/2015 thì chỉ số giá gạo thế giới đã giảm 13 tháng liên tục. Dự báo thị trường gạo thế giới sẽ chạm đáy vào cuối năm 2015 hoặc 2016, sau đó mới “nhích” dần lên.
Ai đang làm chủ bức tranh ngành gạo?
Theo ông Bích, hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của ngành lúa gạo Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ và không có những chuyển biến cơ bản về chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Mặc dù tỷ trọng gạo thơm xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Đây là bước tiến quan trọng nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL. Tuy nhiên lượng xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp, hiện chưa đến 500 USD/tấn.
Ông Bích cho rằng, trung tâm của bức tranh ngành gạo là các hộ nông dân. Tuy nhiên, chủ thể chính này lại không làm chủ được thị trường lúa gạo và cũng không được hưởng lợi từ thị trường này.
Đầu vào của quá trình này là các nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu…
Ở đầu ra, phần lớn gạo phải qua thương lái, cò lúa và đến các cơ sở chế biến, xay sát… Sau đó, một phần gạo được tiêu thụ trong nước và một phần được xuất khẩu.
“Đây là chuỗi giá trị rất dài. Có lẽ Việt Nam là quốc gia có chuỗi giá trị lúa gạo dài nhất thế giới. Hệ quả của chuỗi giá trị dài là lợi nhuận phân phối cho nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo càng ít.
Lợi nhuận xuất khẩu gạo đang phải được chia cho nhiều chủ thể” – ông Bích nhận định.
Theo ông Bích, do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo của Việt Nam đang rơi vào tình trạng “3 không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.
Do chất lượng thấp và không có thương hiệu nên gạo Việt Nam không thể xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng.
Vài năm trước, gạo Việt từng được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm gần đây Nhật Bản cấm cửa không nhập khẩu gạo Việt Nam.
“Với kim ngạch nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu quá lớn, lên tới hàng tỷ USD như hiện nay.
Người ta không cần kiểm định cũng có thể đoán được gạo Việt Nam chứa dư lượng hóa chất lớn như thế nào” – vị chuyên gia nông nghiệp trăn trở.
Related news
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.
Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.
Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.
Ông Bùi Đức Trường ở thôn 2 tâm sự như vậy khi nói về câu chuyện nuôi nai lấy nhung ở đây. Ông Trường cho biết vào thời điểm cận kề dịp Noel như mọi năm, “xứ nai” này thường nhộn nhịp hẳn lên, kẻ mua người bán sôi động hẳn. Còn năm nay trầm lắng chưa từng thấy, hầu hết các hộ nuôi nai đã cắt lứa nhung cuối năm nhưng không bán được vì không có người mua.
Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.