Gần 5.000 Máy Gặt Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.
Toàn bộ số máy gặt này sẽ đưa vào thu hoạch lúa vụ thu – mùa 2014, theo đó sẽ có khoảng 32.500 ha, chiếm 25% diện tích được thu hoạch bằng máy.
Việc tăng cường thu hoạch lúa bằng máy không những giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, mà còn rút ngắn thời gian, tạo quỹ đất mở rộng diện tích sản xuất vụ đông.
Ngoài số máy gặt hiện có, trên địa bàn tỉnh còn có 11.425 máy làm đất, 1.420 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ, 140 máy cấy các loại, 101 máy gieo hạt... phục vụ việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

Để phòng, trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa, Chi cục BVTV tỉnh đã phối hợp với trạm BVTV, cùng chính quyền các huyện triển khai các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả, như: Tuyên truyền cho bà con nông dân và các cán bộ nông nghiệp cơ sở thường xuyên thăm đồng, nhằm phát hiện kịp thời nơi phát sinh ổ sâu mới và nắm bắt tình hình diễn biến sâu, bệnh để có cách phòng trừ phù hợp, kịp thời, hiệu quả.

Người dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) gọi vụ sản xuất những tháng hè là “vụ tưới nước”, vì từ lúc xuống giống đến lúc thu hoạch phải tưới nước liên tục cho cây trồng. Trong khi các địa phương khác đang phải đối mặt với hạn hán gia tăng ở vụ này, thì ở Lý Sơn hiện tại tình hình nước tưới vẫn đảm bảo.

Từ tháng 3 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp VietGAP đã đầu tư hệ thống nhà lưới tại xã Yên Phong và Yên Ninh để sản xuất hoa, ươm giống rau và canh tác các loại rau hàng hóa trái mùa với tổng diện tích 4,2 ha. Tuy mới đi vào hoạt động, song các cơ sở của công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 300.000 cành cúc, 2.000 chậu hoa dạ yến thảo...

Có lẽ thời điểm hiện tại giá khoai mỡ trên cánh đồng khoai lớn nhất của huyện Tân Phước (Tiền Giang) thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cũng chính vì điều này, câu chuyện lãi - lỗ, trồng hay bỏ cây khoai mỡ đang mang tính thời sự nóng bỏng của cả vùng đất bạt ngàn này.