Tôm Thẻ Chân Trắng Thả Nuôi Chết Hàng Loạt
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh.
Tuy mới bước vào đầu vụ thả giống nhưng hiện có gần 250 hộ bị thiệt hại do tôm chết với hơn 73 triệu con giống, chiếm gần 25% lượng giống thả nuôi.
Theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bạc Liêu (Sở NNPTNT Bạc Liêu), qua phân tích 6 mẫu bệnh phẩm thu tại xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang) và xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) trên tôm thẻ chân trắng có 5 mẫu dương tính với virus đốm trắng.
Như vậy, đa phần tôm thẻ chân trắng nuôi bị chết là do bệnh đốm trắng; đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị, khả năng lây lan rất lớn. Hơn nữa, thời gian qua thời tiết diễn biến rất phức tạp, trời se lạnh kéo dài, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá cao, độ mặn, độ pH, môi trường nước hiện không ổn định gây bất lợi cho tôm nuôi.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống trở lại. Đồng thời tăng cường các cán bộ kỹ thuật xuống bám cơ sở phối hợp cùng chính quyền địa phương nắm chắc từng hộ có tôm nuôi bị chết, tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý một cách có hiệu quả.
Ngành nông nghiệp cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nguồn tôm giống, thuốc thú y thủy sản; kiên quyết tiêu huỷ những mẻ giống không đảm bảo chất lượng, khuyến cáo người nuôi không nên ham rẻ mua tôm giống, thuốc thú y thủy sản trôi nổi không rõ nguồn gốc, khi mua con giống cần yêu cầu cơ sở bán giống xuất trình giấy kiểm tra, chứng nhận tôm giống sạch bệnh. Riêng đối khu vực tôm nuôi bị chết, phải tiến hành khoanh vùng, trước khi tháo nước ra ngoài phải được xử lý bằng hoá chất theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và tạm dừng thả giống…
Vụ nuôi tôm biển năm 2014, Trà Vinh có kế hoạch thả nuôi khoảng 1,6 tỷ con tôm sú giống trên diện tích gần 18.200ha và 2,1 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 4.240ha; phấn đấu đạt trên 27.500 tấn tôm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.
Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.
Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.
Năm 2012, xã Lương Sơn (Ninh Sơn) đã triển khai thí điểm 10 mô hình kinh tế về chăn nuôi, trồng trọt, với tổng kinh phí trên 450 triệu đồng; trong đó có 5 mô hình nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cùng với nông dân.
Năm 2009, anh Tân đầu tư 300 ngàn đồng để trồng sen trên 2 sào ruộng. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, bón phân đúng quy trình nên ruộng sen của anh Tân phát triển nhanh và cho thu hoạch mỗi năm 3 vụ. Sản phẩm thu được từ cây sen như ngó sen, búp sen, hạt sen…