Diêm Dân Chuyển Hướng Sản Xuất Muối Trải Bạt
Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).
Theo thống kê của Hội Nông dân xã Lý Nhơn, đến nay tại xã có khoảng 600ha muối được sản xuất theo hình thức muối trải bạt, chiếm 80% diện tích muối trên địa bàn xã. Hình thức sản xuất này đã và đang mang lại kết quả tốt cho các diêm dân.
Ông Phạm Văn Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, diện tích muối trải bạt tại xã tăng nhanh, nếu như năm 2013 chỉ gần 400ha thì đầu năm 2014 đã tăng lên hơn 600ha. Hiện các ruộng muối đang trong thời kỳ thu hoạch, năng suất cao hơn và giá muối bán ra thị trường cũng cao hơn loại sản xuất theo hình thức thông thường.
Nói về hiệu quả của sản xuất muối trải bạt, diêm dân Dương Minh Hoàng ở ấp Lý Thái Bửu cho biết, so với muối truyền thống, muối trải bạt năng suất cao hơn từ 15 - 20 tấn/ha. Ruộng muối sau khi dẫn nước vào thì khoảng 1 tuần có thể thu hoạch được, còn sản xuất thông thường thì mất phải ít nhất 10 ngày.
Theo nhiều diêm dân tại đây, việc sản xuất theo phương pháp trải bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi việc đầu tư bạt để trải thì không mất nhiều tiền, mà còn được thành phố hỗ trợ vốn vay để thực hiện. Sau mỗi vụ thu hoạch, bạt được thu về và dùng cho từ 3 – 5 vụ tiếp theo. Đặc biệt, muối thu về rất sạch sẽ nên giá cao hơn sản xuất muối đất, thương lái đến tận nơi để thu mua, không lo về đầu ra.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, phương pháp sản xuất muối trải bạt có chi phí cao hơn sản xuất muối thông thường gần 50%, nhưng hiệu quả thì vượt trội. Muối có độ trắng cao, sạch hơn và có độ mặn cao hơn, thể hiện qua chỉ tiêu tạp chất không tan hết sức nhỏ và hàm lượng NaCl cao hơn. Năng suất tăng hơn từ 1,2 - 1,7 lần và giá bán cao hơn 10 - 20% so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Hiện nay UBND huyện Cần Giờ đang khuyến khích diêm dân chuyển đổi hình thức sản xuất muối truyền thống sang muối trải bạt nhằm tăng thu nhập, cũng như phát triển làng nghề muối truyền thống của huyện.
Để phát triển mô hình này, các hộ sản xuất muối được ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn mua bạt trong thời hạn 3 năm. Tùy theo diện tích sản xuất muối mà diêm dân được hỗ trợ các mức vay vốn sản xuất khác nhau để yên tâm đầu tư sản xuất. Chính vì vậy các diêm dân tại xã Lý Nhơn nói riêng và tại huyện Cần Giờ nói chung đang khá “kết” phương pháp sản xuất muối này.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2013, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn một tỷ USD. Ðể đạt được kết quả này, Cà Mau đã triển khai các giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả như liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất từ khâu cung cấp con giống, hỗ trợ vốn, kỹ thuật đến bảo quản, trực tiếp thu mua sản phẩm..., từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.
Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.
Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013
Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.