Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Sức Cho Ngư Dân Vươn Khơi

Tiếp Sức Cho Ngư Dân Vươn Khơi
Ngày đăng: 22/02/2014

“Nhờ được Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn 3,5 tỷ đồng, con tàu đánh bắt xa bờ 510CV đã hoàn thành đúng tiến độ và chuẩn bị ra khơi hứa hẹn đón những mẻ cá đầu tiên”- ngư dân Lê Văn Thức, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) chia sẻ.

Theo ông Thức, nếu không được vay vốn của Agribank thì không biết đến bao giờ ông mới được làm chủ con tàu này, thay vì phải vay tín dụng “đen” ở ngoài với lãi suất có thời điểm 45%/năm.

Đổi thay ở một làng chài

Thật bất ngờ và ngỡ ngàng khi “mục sở thị” xã Nghĩa An, một xã ven biển người dân sống chủ yếu bằng nghề đóng tàu, đánh bắt cá, vậy mà nhà cửa khang trang sầm uất như phố huyện, nhiều nhà cao tầng san sát, cửa hàng, cửa hiệu nhộn nhịp. “Nghĩa An có được sự đổi thay như ngày hôm nay là nhờ có nghề đóng tàu và đánh bắt cá xa bờ” - ông Phạm Anh Tuấn, ngư dân có hơn 40 năm sống bằng nghề đi biển ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa cho biết.

Chúng tôi đến cơ sở đóng tàu xã Nghĩa An, âm thanh của tiếng đục, đẽo của những thợ đóng tàu nghe rộn ràng như một ngày hội. Bãi đóng tàu ngổn ngang những khúc gỗ đã được xẻ vuông vắn dài hàng chục mét, cùng với hàng chục con tàu cao sừng sững đang trong giai đoạn hoàn thiện, chuẩn bị vươn khơi.

Theo thống kê, từ đầu năm 2013 đến nay, các cơ sở đóng tàu trên địa bàn xã Nghĩa An đã nhận được hợp đồng đóng mới 40 chiếc tàu cá công suất 400CV trở lên và nhận sửa chữa, hoán cải 80 chiếc tàu cá khác cho các chủ tàu trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi, với giá trị mỗi tàu cá bình quân từ 2 - 2,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhờ nhận được hợp đồng nên các cơ sở đóng tàu trên địa bàn xã đã tạo được việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động của địa phương và các xã lân cận với mức thu nhập ổn định từ 3 -8 triệu đồng/người/tháng.

Tiếp sức cho ngư dân

Tiếp sức cho các cơ sở đóng tàu ở xã Nghĩa An không thể không nhắc đến nguồn vốn của Agribank chi nhánh huyện Tư Nghĩa. Nhờ được vay vốn kịp thời, bà con ngư dân ở huyện Tư Nghĩa nói chung và xã Nghĩa An nói riêng đã nâng cấp và đóng mới tàu thuyền, sắm ngư lưới cụ ra khơi khai thác có hiệu quả giúp thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn theo cam kết.

Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Tư Nghĩa Huỳnh Nghĩa cho biết, tính đến 31.12.2013 tổng dư nợ của chi nhánh đạt gần 494 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay khai thác hải sản là 146 tỷ đồng, đã đầu tư cho vay đóng mới 114 đôi tàu giã cào công suất cao từ 500CV trở lên.

Theo báo cáo của Agribank, tính đến 31.12.2013, doanh số cho vay ngành thủy sản năm 2013 đạt 40.297 tỷ đồng; dư nợ đến 31.12.2013 là 27.596 tỷ đồng, so với năm 2012 tăng 3.665 tỷ đồng (tăng 15,3%).

Những năm gần đây, phong trào đóng mới tàu lớn, vươn ra khơi xa của ngư dân miền Trung diễn ra sôi nổi. Từ những chiếc tàu công suất 90 - 100CV (sức ngựa) trước đây, nay hầu hết các hợp đồng đóng mới đều là loại 390 - 450CV. Chi phí đóng tàu lớn cũng tăng từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, lên 2,5 - 3 tỷ đồng/mỗi chiếc. Tuy nhiên, sự đầu tư cũng tương xứng với hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến đi.

Ngư dân Phạm Anh Tuấn ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa cho biết: Gia đình tôi 4 đời làm ngư dân, trước đây chỉ đánh bắt trên những tàu công suất nhỏ gần bờ, thu nhập không cao. Gia đình đã quyết định vay 2 tỷ đồng của Agribank chi nhánh Tư Nghĩa cộng với vốn tự có của gia đình đóng một con tàu đánh bắt xa bờ 460CV. “Tàu mới ra khơi đánh bắt 2 chuyến, lãi được 130 triệu đồng, đã trả nợ ngân hàng được 150 triệu đồng”- ông Tuấn hồ hởi cho biết.

Cùng chung niềm vui với gia đình ông Tuấn, ở xã Nghĩa An còn hàng loạt ngư dân cũng nhờ sự hỗ trợ kịp thời nguồn vốn của Agribank chi nhánh Tư Nghĩa đã đóng tàu mới công suất lớn, hiệu quả kinh tế của mỗi chuyến ra khơi cũng tăng rõ như: Ngư dân Nguyễn Văn Cư xã Nghĩa An, vay 2 tỷ đồng đóng tàu công suất lớn đã trả ngân hàng được 400 triệu đồng; ngư dân Phạm Hồng Hai vay 1,8 tỷ đồng nay đã trả hết; gia đình bà Lương Thị Nhung vay 2 tỷ đồng, đã trả ngân hàng 1,8 tỷ đồng…


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân

Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

19/11/2015
Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

19/11/2015
Diệt chuột bảo vệ mùa màng Diệt chuột bảo vệ mùa màng

Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.

19/11/2015
Cần có thêm cửa hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Cần có thêm cửa hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Người nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cửa hàng, bảo đảm số lượng cung cấp; ngược lại, phía cửa hàng RAT phải bao tiêu sản phẩm mà người trồng rau sản xuất ra theo kế hoạch đã thống nhất với giá cao hơn rau sản xuất đại trà.

19/11/2015
Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Ngày 16/11/2015, tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh tổ chức tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn.

19/11/2015