Trồng Chuối Đuổi Nghèo

Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Chuối đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực, góp phần giúp người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo. Anh Zơrâm Thanh Hanh (38 tuổi) - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã Jơ Ngây dẫn chúng tôi đến vùng chuyên canh chuối mốc ở thôn Bờ Rùa. Zơrâm Thanh Hanh cho biết:
Đầu năm 2009, cùng với vận động đồng bào Cơtu khai hoang hàng trăm ha đất vườn đồi, vườn rừng, Ban quản lý dự án phát triển vùng huyện Đông Giang phối hợp với ngành nông nghiệp, Hội ND địa phương mở nhiều khóa tập huấn hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối theo hướng chuyên canh. Ban quản lý dự án phát triển huyện Đông Giang đã đầu tư gần 300 triệu đồng mua hơn 45.000 gốc chuối giống hỗ trợ cho gần 1.000 hộ.
Anh Alăng Cáo (41 tuổi), ở thôn Bờ Rùa, chủ nhân của 3 sào chuối mốc cho biết: “Đây là vùng chuyên canh chuối mốc của thôn với 7 hộ trồng gần 3.000 bụi chuối mốc hơn 3 năm nay. Gia đình mình trồng 400 gốc, bình quân mỗi tháng mình thu trên 800.000 đồng. Ngoài ra, mình bán 2 đợt cây chuối giống, thu về gần 3,5 triệu đồng. Nhà các anh Raphat Nhân, Bling A Thiên, Alăng Dân… cũng có số gốc chuối và thu nhập như mình”.
Chúng tôi đến thôn Kèn (xã Jơ Ngây), hai bên con đường bê tông là những vườn chuối mốc, chuối lùn lặc lè buồng. Già Alăng Nghích (81 tuổi) đang chăm sóc vườn chuối mốc cho biết: “Nhà tôi trồng hơn 200 bụi chuối. Nhờ chuối mà có tôi tiền trang trải chi tiêu trong nhà, các cháu ăn học…”.
Xác định chuối là cây chủ lực phù hợp với địa hình miền núi, năm 2012 huyện Đông Giang xây dựng Đề án phát triển cây chuối hàng hóa giai đoạn 2012-2015 với tổng vốn đầu tư 16.077 triệu đồng. Theo Đề án, đến năm 2015 trên địa bàn huyện trồng 700ha chuối.
Dự án trồng chuối ở Đông Giang đã chứng tỏ hiệu quả, bởi thu nhập cao gấp 8 – 10 lần các loại hoa màu khác. Theo Hội ND huyện Đông Giang, gần 1.000 gia đình trong huyện đã giảm nghèo nhờ chuối.
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.