Gần 200 lao động xã Thành Kim có việc làm từ nghề nuôi ong mật
Năm 2014, toàn xã có trên 1.500 đàn ong được nuôi tại 192 hộ, bình quân mỗi hộ sử dụng 1 lao động. Do có diện tích vườn đồi rộng nên việc chăm sóc cũng đơn giản, chủ yếu ong mật ở đây được nuôi tại các vườn rừng với nhiều loại phấn hoa tự nhiên nên chất lượng mật tốt, được thị trường ưa chuộng, khách hàng mua mật ong đa phần là khách quen nhiều năm.
Các hộ nuôi ong có quy mô như gia đình anh Trần Văn Hợi, thôn Lâm Thành 2 nuôi nhiều nhất xã với 187 đàn, năm 2014 anh thu lãi 150 triệu đồng, gia đình ông Nguyễn Văn Cơi ở cùng thôn nuôi 80 đàn thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Do giữ được diện tích đồi rừng và vườn cây ăn quả nên số đàn ong luôn bảo đảm cả số lượng và chất lượng. Bình quân mỗi năm cả xã bán ra khoảng trên 13 tấn mật, đem về nguồn thu 2,6 tỷ đồng (đã trừ chi phí), riêng năm 2015 sản lượng ước đạt khoảng trên 15 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Sau 2 năm rưỡi chăm sóc, vườn cam của ông cho thu hoạch lứa đầu tiên bán được 170 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: “Vườn cam của tôi đã được 2 năm rưỡi, tôi để trái bán cũng được 4-5 tấn, giá 17.000 đồng/kg. Tôi ước năng suất năm tới khoảng hơn 10 tấn, với giá như hiện nay thì tôi lời khoảng 100 triệu”.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua việc sản xuất thanh long đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá cả thanh long tăng cả chính vụ và trái vụ (giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg).
Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.
Vào chính vụ, các loại quả đặc trưng của mùa hè như vải, mận, dưa hấu, dưa lê, dưa bở... được bày bán la liệt khắp các chợ, trên đường phố Thủ đô. Nhiều loại hoa quả giá đột ngột giảm mạnh, rẻ như rau.
Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định và quyết định cho vay. Đã vậy, trong 133 doanh nghiệp được giao chỉ tiêu có sáu doanh nghiệp trả lại chỉ tiêu và năm doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu, ba doanh nghiệp không mua đạt chỉ tiêu.