Xoài cát chu Việt Nam vào Nhật

Đây sẽ là trái cây tươi thứ hai của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này sau trái thanh long vào năm 2009.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết để xoài cát chu vào được thị trường Nhật, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng (tương tự trái thanh long). Hiện đã có năm nhà máy hơi nước nóng tại Việt Nam và bốn trong số đó được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số.
Theo giám đốc một công ty xuất khẩu trái cây tại TP.HCM, họ mới nhận được thông tin này và đã chuẩn bị vùng nguyên liệu ở Đồng Tháp để đưa lô hàng đầu tiên vào Nhật Bản trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.

Đắk Song (Đắk Nông) là vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh với diện tích hiện nay lên đến 10.000 ha. Việc phát triển theo hướng bền vững là hướng đi đang được địa phương triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Đức Hòa (Long An) đã tổ chức trình diễn mô hình trồng cỏ Voi Đài Loan và cỏ Mulato tại ruộng trồng cỏ của gia đình bà Bùi Thị Nhỉ, ấp Đức Hạnh 2, xã Đức Lập Hạ với diện tích 1.000m2.

Bên cạnh yêu cầu tăng cường tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng bán cây thốt nốt, UBND tỉnh An Giang còn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tham mưu UBND tỉnh trình Chính phủ bổ sung cây thốt nốt vào danh mục loài cây nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Để vụ Đông đạt hiệu quả cao, giúp nông dân tăng thu nhập, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân gieo trồng giống đậu tương DT84. Đây là giống đậu tương cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất của nhiều huyện ngoại thành.