Xuất khẩu cá tra sang Brazil giảm mạnh

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 38,45 triệu USD, chiếm 4,32% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, nhưng lại giảm đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc và Mexico).
Nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh là do hàng Việt đang bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm của Viện Tiếp thị thủy sản Alaska (ASMI) - một đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình kết nối các công ty nhập khẩu Mỹ với đối tác Brazil. Cùng với đó, lệnh ngừng nhập thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản hoặc sản phẩm đánh bắt tạm thời có xuất xứ từ Việt Nam khiến cá tra sang thị trường này vẫn còn bế tắc.
Theo tính toán của Ủy ban thương mại Quốc tế ITC, nếu thời điểm quý II và III/2014, giá nhập trung bình cá tra và cá da trơn của Brazil tăng mạnh nhất lên mức 2,01 - 2,04 USD một kg thì nay giảm còn 1,85 - 1,87 USD/kg.
Dự báo của Vasep, trong năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil giảm 30-50% về giá trị so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Theo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, cho biết: "Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc lập lại trật tự trong hoạt động xuất khẩu khoai lang sang thị trường nước ngoài, từ ngày 5-8-2013, việc lập lại trật tự trong mua bán khoai lang bước đầu đã có chuyển biến tích cực.

Hiện nông dân ở các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh và Mộc Hoá (tỉnh Long An) đã thu hoạch xong hơn 4.300 ha khoai mỡ của vụ hè thu năm nay trước khi lũ đổ về, năng suất đạt từ 15-16 tấn/ha, tăng gần 20% so với năm trước.

Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.

Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.

Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.