GAA, ASC và GlobalG.A.P thống nhất chương trình đánh giá chung

Ba tổ chức này hợp tác để tăng tính hiệu quả và giảm trùng lặp trong quá trình thẩm định. Qua đó, đã thống nhất được chương trình đánh giá chung đối với các trại nuôi đang theo đuổi nhiều chương trình chứng nhận.
Theo MoU, một trại nuôi theo đuổi nhiều chứng nhận có thể lựa chọn 1 chương trình bất kỳ trong 3 chương trình làm tiêu chuẩn chính và sau đó lựa chọn chương trình bổ sung theo mong muốn.
Chương trình thẩm định chung cho ASC và GLOBALG.A.P. gồm các loài như tôm, cá hồi và cá tra. Chương trình chung đối với GLOBAL GAP và BAP gồm cá và giáp xác, đối với ASC và BAP gồm cá tra.
Chương trình được thực hiện thí điểm từ 22/4 năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.