Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết
Ngày đăng: 16/06/2015

Vụ hè thu năm nay, nông dân Nguyễn Văn Tài ngụ xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự xuống giống 5 công. Sau hơn 1 tháng xuống giống, lúa bị chết mộng không lên được. Sau đó, ông Tài tiếp tục xuống giống 2 lần nữa nhưng lúa không lên đều, nhiều chỗ chết giống phải liên tục cấy dặm mà vẫn không mang lại hiệu quả. Ông Tài cho biết: “Tôi xuống giống tốn chi phí gấp đôi so với những ruộng lúa bình thường. Mỗi công đất tốn chi phí sản xuất gần 2 triệu đồng, trong khi bình thường chỉ tốn khoảng 1,2 triệu đồng. Đến khi thu hoạch đất bình thường thu được 3 triệu đồng/công, riêng đất tôi chỉ thu hoạch, được khoảng 600 ngàn đồng/công. Tôi làm lúa mùa nào cũng lỗ, nông dân thì không thể bỏ đất, mà làm cứ lỗ hoài”.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Hồng Ngự, tình trạng lúa bị thiệt hại xảy ra cách đây khoảng 3 năm. Nguyên nhân do ảnh hưởng nước thải hầm cá liên tục nhiều vụ dẫn đến ngộ độc hữu cơ. Qua khảo sát của ngành chức năng vào ngày 5/6/2015, tại xã Long Khánh B có 6ha lúa khoảng 15 ngày tuổi bị thiệt hại, trong đó có 4,9ha lúa thiệt hại 100%, 1,1ha bị thiệt hại khoảng 20%; xã Long Khánh A có trên 1ha lúa đã bị thiệt hại khoảng 15%. Cụ thể, vụ hè thu năm rồi có khoảng 20ha lúa của 2 xã bị thiệt hại gần 100% diện tích xuống giống.

Theo quan sát, tiếp giáp với diện tích đất trồng lúa có hàng chục hầm nuôi cá tra và cá điêu hồng của các hộ dân. Bên cạnh đó, có 1 đường nước xả thải từ các hầm được đào song song với đường nước tiêu úng của người dân. Do vậy, khi nước thải hầm cá được xả tập trung, ít nhiều sẽ tràn lên lúa của nông dân gây thiệt hại nặng.

Nông dân Nguyễn Văn Lợi ngụ xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự bức xúc nói: “Lúa lúc nhỏ đã chết, lớn lên cũng chết nên bà con ở đây rất khổ khi làm vụ lúa hè thu. Nông dân ở đây sống nhờ 2 vụ lúa mà gặp thất thoát liên tục cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Ở đây, một số bà con sạ lúa hoài không lên đành bỏ đất trống, cỏ mọc lên um tùm. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương xem xét giúp đỡ người dân”.

Qua khảo sát, Trạm BVTV huyện Hồng Ngự nhận định nguyên nhân ban đầu lúa chết là do bị ngộ độc hữu cơ từ nước thải hầm cá. Mặt khác, các đường nước phục vụ trồng lúa tại khu vực này đã bị bồi lắng, do đó nông dân không đủ nước tưới cho lúa; 1 số diện tích nông dân phải khoan giếng để phục vụ bơm tưới và rửa đất ngộ độc nhưng vẫn không hiệu quả.

Trước đây, Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp, Trạm BVTV huyện và địa phương đã có chuyến khảo sát lúa thiệt hại của 2 xã và đưa ra nguyên nhân, đồng thời chỉ ra hướng khắc phục là đầu tư đường nước tưới tiêu phục vụ trên 20ha lúa tại đây và vận động các hộ nuôi cá không xả nước thải trực tiếp xuống ruộng lúa.

Ông Trương Phi Như - Chủ tịch UBND xã Long Khánh B (huyện Hồng Ngự) cho biết, huyện đã khảo sát mặt bằng để thi công đường nước tưới, tuy nhiên kinh phí đầu tư khá lớn, hơn 1 tỷ đồng, trong khi diện tích phục vụ chỉ hơn 20ha nên giải pháp này phải gián đoạn. Địa phương sẽ vận động các hộ dân nơi đây chuyển sang trồng hoa màu, rút ngắn thời gian thu hoạch; phối hợp với lãnh đạo xã Long Khánh A tổ chức họp dân để có giải pháp vận động các hộ nuôi cá thống nhất nạo vét được nước thải hầm cá, không để tràn lên ruộng lúa, hài hòa lợi ích của 2 bên.

Nông dân Nguyễn Văn Tài ngụ xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự): “Tôi kiến nghị chính quyền địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ đường nước sông dẫn vào ruộng để cải tạo đất. Nếu để nông dân sản xuất tự phát, sử dụng nước giếng, nước hầm nuôi cá tràn lên ruộng lúa tiếp tục thì thời gian tới nông dân ở đây bỏ hoang đất nhiều hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Ở Noong Hẹt Phát Triển Nghề Mây Tre Đan Ở Noong Hẹt

Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.

28/06/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Tạo Sản Phẩm Hàng Hoá Phát Triển Chăn Nuôi Tạo Sản Phẩm Hàng Hoá

Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.

28/06/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Dự Án Danida Ở Tủa Chùa Hiệu Quả Bước Đầu Từ Dự Án Danida Ở Tủa Chùa

Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

28/06/2013
Mường Nhé Nhân Rộng Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Mường Nhé Nhân Rộng Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

28/06/2013
Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

28/06/2013