Đường Hoa Nguyễn Huệ Trước Ngày Khai Mạc
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.
Ông Chiêm Thanh Liêm, Tổng chỉ huy công trình đường hoa Nguyễn Huệ, cho biết hơn 80% công việc trang trí đã hoàn tất kịp chuẩn bị mở cửa đón du khách thưởng lãm vào tối mai 20-1 (27 tháng Chạp)
Ngay đầu đường phía vòng xoay cây liễu, con Rồng phun hoa đã hoàn tất. Hàng trăm công nhân Khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh, Tân Cảng, nhân viên Điện lực TP.HCM... đang hối hả sắp xếp lại hoa tươi, tiểu cảnh, tưới cây, lắp lại những bóng đèn trang trí.
Ban tổ chức cho biết sẽ có hơn 120.000 chậu hoa tươi các loại được trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ năm nay.
Năm nay đoạn trưng bày hoa lan các loại đã chuyển xuống cuối đường hoa gần đường Tôn Đức Thắng. Cũng ở cuối đường hoa là đại cảnh Rồng chúc phúc được phối hợp bởi gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hoa đồng tiền cùng hơn 500 lồng đèn lớn nhỏ cũng đang được chỉnh sửa, hoàn tất.
Ban tổ chức sẽ biến đường hoa thành điểm vui chơi giải trí hấp dẫn với hàng loạt các tiết mục biểu diễn ca múa nhạc dân tộc trước các khách sạn thuộc Saigontourist: đàn hát, nhảy múa mừng xuân, nhân tượng, vẽ hình 12 con giáp tặng du khách, kịch rối chủ đề “bé và Tết”... tại các gian hàng dọc hai bên đường Nguyễn Huệ.
Theo kế hoạch trong ngày hôm nay 19-1, mọi việc trang trí đường hoa Nguyễn Huệ phải hoàn tất để ngày mai rửa đường, chắm chút lại lần cuối để 19 giờ tối 20-1 mở cửa khai mạc đường hoa.
Bánh Tét hoa
Bánh Chưng hoa
Chim lạc cách điệu từ hoa văn trống đồng
Chuồn chuồn hoa
Chuyển hoa ra trang trí
Đầu đường hoa
Góc hoa lan
Nữ công nhân trang trí đường hoa
Rồng chúc phúc
Rồng phun hoa
Nhân viên đang tưới hoa
Thiếu nữ khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ
Tại đường hoa Nguyễn Huê, công nhân đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào chiều nay
Lực lượng bảo vệ canh gác nghiêm ngặt đường hoa trước giờ khai mạc
Có thể bạn quan tâm
Mưa dầm làm cho trà lúa hè thu đang đến kỳ thu hoạch bị gãy đổ trên diện rộng. Nước ngập, lúa không thể thu hoạch bằng cơ giới mà phải thu hoạch thủ công. Các khoản chi phí không ngừng leo thang trong khi hạt lúa làm ra kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) được xem là “cái nôi” của nghề nuôi cá bởi địa phương có dòng sông Bảo Định chảy qua cung cấp nước ngọt quanh năm. Nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước mương, vườn sẵn có và đầu tư đào ao nuôi cá các loại, trong đó chủ lực là con cá tai tượng bởi ít tiêu tốn thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định công tác quản lý giống thuỷ sản là vấn đề trọng tâm, ngay từ đầu vụ sản xuất, Tổng cục Thủy sản đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng đàn thủy sản bố mẹ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, chỉ đạo các địa phương kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất giống. Qua đó, tình trạng tự gia hóa tôm thẻ chân trắng bố mẹ ở một số doanh nghiệp đã được phát hiện và chấn chỉnh.
Mô hình ương nuôi cá lóc giống thời gian gần đây phát triển rất mạnh ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân của tỉnh An Giang. Điều đáng lưu ý là ở nhiều vùng nông thôn đang rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông thả cá lóc.
Sản lượng cà phê niên vụ này của Lâm Đồng dự kiến sẽ không đạt đến 350.000 tấn như kế hoạch. Có ý kiến cho rằng do thời tiết năm nay không thuận lợi nên năng suất cà phê niên vụ tới ở Lâm Đồng sẽ không cao. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thời tiết chỉ là một trong những nguyên nhân.