Đường Hoa Nguyễn Huệ Trước Ngày Khai Mạc
-7686528.jpg)
Sáng 19-1, 26 tháng Chạp, đường Nguyễn Huệ đã khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ sắc màu của hàng trăm ngàn chậu hoa tươi, các tiểu cảnh vui nhộn, đồng lúa xanh rì và chiếc cầu khỉ đặc trưng.
Ông Chiêm Thanh Liêm, Tổng chỉ huy công trình đường hoa Nguyễn Huệ, cho biết hơn 80% công việc trang trí đã hoàn tất kịp chuẩn bị mở cửa đón du khách thưởng lãm vào tối mai 20-1 (27 tháng Chạp)
Ngay đầu đường phía vòng xoay cây liễu, con Rồng phun hoa đã hoàn tất. Hàng trăm công nhân Khu du lịch Bình Quới, Văn Thánh, Tân Cảng, nhân viên Điện lực TP.HCM... đang hối hả sắp xếp lại hoa tươi, tiểu cảnh, tưới cây, lắp lại những bóng đèn trang trí.
Ban tổ chức cho biết sẽ có hơn 120.000 chậu hoa tươi các loại được trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ năm nay.
Năm nay đoạn trưng bày hoa lan các loại đã chuyển xuống cuối đường hoa gần đường Tôn Đức Thắng. Cũng ở cuối đường hoa là đại cảnh Rồng chúc phúc được phối hợp bởi gần 500 chậu hoa cúc mâm xôi và hoa đồng tiền cùng hơn 500 lồng đèn lớn nhỏ cũng đang được chỉnh sửa, hoàn tất.
Ban tổ chức sẽ biến đường hoa thành điểm vui chơi giải trí hấp dẫn với hàng loạt các tiết mục biểu diễn ca múa nhạc dân tộc trước các khách sạn thuộc Saigontourist: đàn hát, nhảy múa mừng xuân, nhân tượng, vẽ hình 12 con giáp tặng du khách, kịch rối chủ đề “bé và Tết”... tại các gian hàng dọc hai bên đường Nguyễn Huệ.
Theo kế hoạch trong ngày hôm nay 19-1, mọi việc trang trí đường hoa Nguyễn Huệ phải hoàn tất để ngày mai rửa đường, chắm chút lại lần cuối để 19 giờ tối 20-1 mở cửa khai mạc đường hoa.
Bánh Tét hoa
Bánh Chưng hoa
Chim lạc cách điệu từ hoa văn trống đồng
Chuồn chuồn hoa
Chuyển hoa ra trang trí
Đầu đường hoa
Góc hoa lan
Nữ công nhân trang trí đường hoa
Rồng chúc phúc
Rồng phun hoa
Nhân viên đang tưới hoa
Thiếu nữ khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ
Tại đường hoa Nguyễn Huê, công nhân đang gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào chiều nay
Lực lượng bảo vệ canh gác nghiêm ngặt đường hoa trước giờ khai mạc
Related news
Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.