Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu

Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu
Ngày đăng: 25/06/2013

Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa chỉ đạo các chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng yêu cầu Cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản phải sớm tập hợp số liệu chính xác về sản lượng khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản; đồng thời, chỉ đạo đến các chi cục địa phương khuyến cáo hạn chế khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Tổ chức Earth Island Institute (EII) vừa cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có thể sẽ không được tiếp tục cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe” do lo ngại nghề khai thác cá ngừ vằn bằng lưới cản tại Việt Nam ảnh hưởng tới sự sinh tồn của cá heo và hệ sinh thái biển.

Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường EU, Mỹ và Ôx-trây-li-a... phải được tổ chức EII cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe”. Hiện nay, trên thế giới có 300 doanh nghiệp có tên trong danh sách được cấp dấu nói trên, riêng Việt Nam có 15 doanh nghiệp.

Mới đây, dựa theo báo cáo của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) về tình hình khai thác cá ngừ của Việt Nam tại 3 tỉnh (Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa), EII đã đưa ra cảnh báo đối với các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam về việc không được sử dụng nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác bằng phương pháp lưới cản. EII cho rằng việc khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp này đã vi phạm chính sách của EII về bảo vệ cá heo và môi trường biển. EII đã yêu cầu 15 doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam giải trình ngay lập tức về vấn đề trên.

Tuy nhiên, VASEP khẳng định, các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng nguyên liệu khai thác cá ngừ bằng phương pháp lưới cản do sản phẩm không đủ chất lượng để làm hàng xuất khẩu. Nếu bị đưa ra khỏi danh sách nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu lớn.


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.

24/07/2015
Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt

Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

24/07/2015
Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

24/07/2015
Giải pháp nào cho vụ hè thu? Giải pháp nào cho vụ hè thu?

Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.

24/07/2015
Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy Khoai lang rớt giá, nông dân phá rẫy

Giá khoai lang giảm chưa từng có, nhiều nông dân ở Bình Tân (Vĩnh Long) chấp nhận bỏ ruộng khoai không thu hoạch vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.

24/07/2015