Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa Thương Hiệu Việt Bay Xa

Đưa Thương Hiệu Việt Bay Xa
Ngày đăng: 14/08/2014

Hạt điều Việt Nam sẽ ồ ạt vào các siêu thị Nhật, Mỹ. Mỗi tháng phía Nhật nhập khẩu 3- 4 container các sản phẩm điều chế biến sâu như điều rang muối, snack điều, điều phủ mật ong, điều tẩm nước cốt dừa, tẩm chocolate...

Đó là thông tin được ông Phạm Văn Công- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)- đưa ra tại Hội nghị Điều quốc tế năm 2014 tổ chức tại Vũng Tàu gần đây.

Theo VINACAS, năm 2014, cả nước có thể xuất 270.000 tấn điều nhân các loại, với kim ngạch 1,8 tỷ USD, chưa kể hơn 400 triệu USD dầu vỏ hạt điều và những sản phẩm chế biến sâu. Điều nhân và các sản phẩm điều chế biến sâu Việt Nam đã xuất khẩu đến 40 quốc gia, trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu điều nhân lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40%; châu Âu gần 30%, Trung Quốc khoảng 20%, Úc hơn 11%. Sau 30 năm xuất khẩu điều nhân, các doanh nghiệp đã hình thành mạng lưới khách hàng rộng khắp nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, xuất khẩu điều sang Trung Quốc dù số tuyệt đối kim ngạch tăng cao nhưng thị phần có xu hướng giảm. Năm 2000, Trung Quốc nhập khoảng 11.000 tấn điều nhân, chiếm 32,6% tổng lượng điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 nhập trên 52.000 tấn, nhưng thị phần giảm còn 20%; 6 tháng đầu năm 2014 chỉ dừng ở con số đó và có thể giảm tiếp. Có doanh nghiệp từ năm 1998 đến năm 2005 gần như 100% lượng điều phải xuất sang Trung Quốc, sau đó giảm dần, từ năm 2010 đến nay chỉ còn chiếm 5%, xuất sang Mỹ, châu Âu tới 75%, còn lại là Nhật Bản, Úc...

Thực tế đó cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu điều đã thoát khỏi thế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thay vì len lỏi đi theo con đường nhỏ tiểu ngạch biên giới, đã chọn và tự tin đi trên con đường lớn dẫn ra thị trường toàn cầu- con đường mà nhiều nhóm mặt hàng nông, lâm sản Việt Nam “hao tâm, tổn sức” mãi chưa tạo ra được, thậm chí rất có thể phải chịu “chết đứng” như cao su... Vậy, vì sao hạt điều Việt làm được?

Một doanh nhân Việt tự tin: Hạt điều Việt Nam được thừa nhận là ngon nhất, trở thành thương hiệu chinh phục hoàn toàn người tiêu dùng các nước châu Âu, Mỹ. Đặc biệt, Việt Nam dù mới chế biến điều khoảng 30 năm, nhưng công nghệ và phương pháp chế biến đã đi đầu thế giới, là lợi thế có một không hai. Ngay cả Ấn Độ- quốc gia chế biến hạt điều lớn nhất thế giới- cũng phải tìm cách học hỏi, mua thiết bị chế biến điều của Việt Nam.

Công nghệ chế biến tạo nên “hồn cốt” của sản phẩm sẽ đưa thương hiệu Việt bay cao, bay xa. Chân lý đó không chỉ đúng với mặt hàng điều.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Môi Trường Cho Vùng Nuôi Tôm Sóc Trăng Giải Pháp Môi Trường Cho Vùng Nuôi Tôm Sóc Trăng

Theo nhận định của các ngành chuyên môn thì nuôi thâm canh, bán thâm canh là yếu tố gây áp lực môi trường đối với một số vùng nuôi mà hệ thống thủy lợi chưa thông thoáng.

20/08/2014
Thua Lỗ Vì Tôm Thẻ Chân Trắng Thua Lỗ Vì Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm nay, sau 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thua lỗ, nhiều nông dân ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã thả nuôi tiếp vụ thứ 3 với hy vọng gỡ vốn, nhưng tôm lại tiếp tục chết…

20/08/2014
Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To Cần Thơ Nuôi Gà Đông Tảo Thắng To

Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, là người đầu tiên ở miền Tây thực hiện mô hình nuôi gà Đông Tảo (gà tiến vua) trở thành triệu phú.

20/08/2014
Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con Đàn Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Chạm Ngưỡng 100.000 Con

Hiện nay, đàn bò sữa TPHCM dịch chuyển dần ra các huyện ngoại thành, riêng huyện Củ Chi chiếm 63,8%. Chủ trương của ngành nông nghiệp TP là nâng chất con giống, tăng quy mô đàn và giảm số hội nuôi để giảm dần, còn khoảng 85.000 con.

20/08/2014
Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa Trồng Nấm Rơm Mùa Mưa

Nghề trồng nấm rơm ở Chợ Mới (An Giang) đã có từ lâu đời, nhất là ở các xã: Long Giang, Long Kiến… Dù trồng nấm rơm theo phương pháp cổ truyền hay hiện đại, những hộ dân ở đây cũng đều có thu nhập khá ổn định từ việc tận dụng nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa.

20/08/2014