Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 18/12/2012

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

PHỤC VỤ BỮA ĂN CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ

Trong quá trình đi công tác, tham quan, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam Lê Đức Tuệ thấy nhiều đơn vị bạn ở miền núi tăng gia sản xuất bằng cách nuôi heo đen của đồng bào dân tộc thiểu số. Thiếu tá Tuệ tìm hiểu và được biết đây là loại heo sống gần như hoang dã; phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở miền núi và cho chất lượng thịt rất tốt. Với mong muốn mang giống heo này về nuôi ở đơn vị để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ, năm 2010, Thiếu tá Tuệ đã tiến hành lai tạo giữa heo rừng thuần chủng và heo đen miền núi, với mục đích phát triển nhanh số lượng heo thịt, kế thừa sự thích nghi tốt của heo rừng để heo lai có thể phát triển tốt ở vùng đất cát ven biển, đồng thời giữ được phẩm chất thịt của heo rừng. Việc lai tạo này không phải là công việc hoàn toàn mới.

Bởi, những năm gần đây, nông dân trong tỉnh đã bắt đầu xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi với quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi vẫn còn manh mún, tự phát và người chăn nuôi chưa hiểu hết về con giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật làm chuồng trại. Khi bắt tay vào lai tạo giống heo rừng lai, ông Tuệ muốn nắm rõ quy trình, đặc tính và kỹ thuật chăn nuôi loại heo này để có thể nuôi đạt được kết quả tốt nhất.

Trước đó, Đồn Biên phòng này đã tiến hành nuôi các giống heo mà địa phương đang nuôi. Các loại heo này thường tốn nhiều công chăm sóc, chi phí cho việc ăn uống cao, thường bị dịch bệnh. Còn heo rừng lai, tuy trọng lượng không bằng heo địa phương nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và giòn, thịt thơm ngon rất đặc trưng. Loại thịt này có chất lượng tốt nên được cán bộ chiến sĩ trong đồn ưa thích, đồng thời sản phẩm bán ra thị trường có giá trị cao.

Thấy được những ưu điểm của heo lai, Đồn trưởng Tuệ phát động và các cán bộ, chiến sĩ trong đồn tán thành, đồng thời liên kết với hộ ông Bùi Minh Lộc ở thôn Bàn Nham Bắc (xã Hòa Xuân Tây, Đông Hòa) nuôi với số lượng lớn. Cơ sở thực hiện mô hình nuôi heo rừng lai ở đây hội tụ đủ các điều kiện: diện tích đất vườn trên 1.000 m2, cách xa khu vực đông dân cư, có nguồn nước sạch, đất cao và thoát nước tốt, có đủ năng lực lao động và khả năng về tài chính.

Ở mỗi cơ sở chăn nuôi, ông Tuệ cho xây dựng 2 chuồng với diện tích 20 - 30 m2 cho heo nái giống và thêm một số chuồng cho heo tách đàn, heo thịt. Tất cả các ô đều có sân từ 50 - 100 m2 để heo vận động, có hệ thống thoát phân và nước tiểu vào hố bioga. Để chọn con giống tốt, phục vụ cho việc lai tạo, Đồn trưởng Lê Đức Tuệ tiến hành mua 2 con giống heo rừng đực thuần chủng (có giấy chứng nhận nguồn gốc động vật hoang dã của hạt kiểm lâm địa phương, nơi bán heo giống) về lai với 20 con heo nái đen (đồng bào miền núi nuôi). Ban đầu, những người trực tiếp chăm sóc đàn heo gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh nên hiệu quả chưa cao. Sau một thời gian cải tiến, rút kinh nghiệm, hiện đàn heo đã quen với khí hậu, đất đai của vùng đất cát ven biển và phát triển tốt.

HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam lập cơ sở chăn nuôi thứ nhất và sau đó phối hợp cùng một hộ dân trong vùng để triển khai mô hình nuôi heo rừng lai làm cơ sở thứ hai. Nhiều hộ dân trong vùng thấy heo phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nên đăng ký mua heo giống tại đồn để nuôi.

Do đặc điểm của heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực thuần chủng và heo nái là heo thả rông của đồng bào dân tộc miền núi, tạo ra ưu thế lai cao của cả bố mẹ: có sức đề kháng mạnh, khả năng thích nghi với môi trường cao, ít dịch bệnh nên tỉ lệ sống rất cao. Đặc biệt, khi mua heo con tại đồn, tỉ lệ sống thường đạt 100% do heo con được chăm sóc đúng cách và tiêm phòng cẩn thận. Là cơ sở cung cấp heo con uy tín, để đáp ứng được phần nào nhu cầu người dân, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam có lúc đã tăng số nái lên đến 10 con.

Mỗi năm, heo nái đẻ hai lứa, mỗi lứa 5 - 7 con. Mỗi năm, đồn đưa ra thị trường gần 100 heo giống. Vì nhu cầu của người chăn nuôi lớn nên giá heo lai giống luôn ở mức 180.000 - 200.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ một heo con 7 kg, đã có giá hơn một triệu đồng. Nếu không bán khi heo đang còn nhỏ, có thể nuôi thêm 3 hoặc 4 tháng sau mà không phải tốn nhiều chi phí cho thức ăn bởi có thể nuôi heo bằng bèo tây, thân cây chuối mà heo vẫn phát triển tốt. Sau 4 tháng, heo có thể đạt trọng lượng 30 - 40 kg (đối với heo cái), 50 - 70 kg (đối với heo đực). Với giá cả hiện nay, chưa kể đến việc nuôi heo thịt thương phẩm, chỉ nuôi heo nái để bán heo con cũng đã thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Theo Trung tá Lê Hùng Mạnh, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam, hiện tại đơn vị chủ yếu nuôi heo nái. Số lượng heo thịt đơn vị đang nuôi chỉ đủ cho đơn vị sử dụng chứ không đủ để bán. Đơn vị vẫn đang phổ biến giống heo rừng lai và nhân rộng mô hình cho nhiều hộ dân lân cận. Nếu được triển khai rộng rãi, mô hình nuôi heo rừng lai chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Chí Làm Giàu Của Chàng Thanh Niên Trẻ Chí Làm Giàu Của Chàng Thanh Niên Trẻ

Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).

04/03/2014
Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

04/03/2014
Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

04/03/2014
Thuyền Ông Nguyễn Hai Trúng Cá Cơm Thuyền Ông Nguyễn Hai Trúng Cá Cơm

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

04/03/2014
Vắt Cạn Kiệt Đầm Thị Nại Vắt Cạn Kiệt Đầm Thị Nại

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

05/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.