Đưa Thương Hiệu Việt Bay Xa

Hạt điều Việt Nam sẽ ồ ạt vào các siêu thị Nhật, Mỹ. Mỗi tháng phía Nhật nhập khẩu 3- 4 container các sản phẩm điều chế biến sâu như điều rang muối, snack điều, điều phủ mật ong, điều tẩm nước cốt dừa, tẩm chocolate...
Đó là thông tin được ông Phạm Văn Công- Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS)- đưa ra tại Hội nghị Điều quốc tế năm 2014 tổ chức tại Vũng Tàu gần đây.
Theo VINACAS, năm 2014, cả nước có thể xuất 270.000 tấn điều nhân các loại, với kim ngạch 1,8 tỷ USD, chưa kể hơn 400 triệu USD dầu vỏ hạt điều và những sản phẩm chế biến sâu. Điều nhân và các sản phẩm điều chế biến sâu Việt Nam đã xuất khẩu đến 40 quốc gia, trong đó Mỹ là thị trường nhập khẩu điều nhân lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40%; châu Âu gần 30%, Trung Quốc khoảng 20%, Úc hơn 11%. Sau 30 năm xuất khẩu điều nhân, các doanh nghiệp đã hình thành mạng lưới khách hàng rộng khắp nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt, xuất khẩu điều sang Trung Quốc dù số tuyệt đối kim ngạch tăng cao nhưng thị phần có xu hướng giảm. Năm 2000, Trung Quốc nhập khoảng 11.000 tấn điều nhân, chiếm 32,6% tổng lượng điều xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 nhập trên 52.000 tấn, nhưng thị phần giảm còn 20%; 6 tháng đầu năm 2014 chỉ dừng ở con số đó và có thể giảm tiếp. Có doanh nghiệp từ năm 1998 đến năm 2005 gần như 100% lượng điều phải xuất sang Trung Quốc, sau đó giảm dần, từ năm 2010 đến nay chỉ còn chiếm 5%, xuất sang Mỹ, châu Âu tới 75%, còn lại là Nhật Bản, Úc...
Thực tế đó cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu điều đã thoát khỏi thế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thay vì len lỏi đi theo con đường nhỏ tiểu ngạch biên giới, đã chọn và tự tin đi trên con đường lớn dẫn ra thị trường toàn cầu- con đường mà nhiều nhóm mặt hàng nông, lâm sản Việt Nam “hao tâm, tổn sức” mãi chưa tạo ra được, thậm chí rất có thể phải chịu “chết đứng” như cao su... Vậy, vì sao hạt điều Việt làm được?
Một doanh nhân Việt tự tin: Hạt điều Việt Nam được thừa nhận là ngon nhất, trở thành thương hiệu chinh phục hoàn toàn người tiêu dùng các nước châu Âu, Mỹ. Đặc biệt, Việt Nam dù mới chế biến điều khoảng 30 năm, nhưng công nghệ và phương pháp chế biến đã đi đầu thế giới, là lợi thế có một không hai. Ngay cả Ấn Độ- quốc gia chế biến hạt điều lớn nhất thế giới- cũng phải tìm cách học hỏi, mua thiết bị chế biến điều của Việt Nam.
Công nghệ chế biến tạo nên “hồn cốt” của sản phẩm sẽ đưa thương hiệu Việt bay cao, bay xa. Chân lý đó không chỉ đúng với mặt hàng điều.
Related news

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.

Chúng tôi trở lại thôn La Chữ thuộc xã Phước Hữu vào dịp toàn tỉnh thi đua lập thành tích kỷ niệm 38 năm giải phóng quê hương Ninh Thuận. Nông dân địa phương tập trung ra đồng chăm sóc hoa màu và thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân 2013. Cây dưa luân canh trên đất lúa cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình.

Ông Nguyễn Văn Quất, ở đội 85, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là “tỷ phú bò sữa” bởi mỗi năm, 180 con bò sữa của gia đình ông cho thu 4 tỷ 680 triệu đồng từ bán sữa tươi.