Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân
Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.
Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn hiện có 2.000 hội viên, thuộc 8 chi hội cơ sở. Thực hiện chương trình ký kết liên tịch, Hội đã phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện triển khai chương trình cho hội viên vay vốn. Thông qua hình thức tín chấp, đã tạo điều kiện cho hội viên, nông dân vay hàng trăm triệu đồng mỗi năm, để có vốn sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Hội còn khuyến khích, động viên các hội viên, nông dân chuyển đổi ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương; áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả vật nuôi, cây trồng. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả như: Nuôi heo thịt gia trại, trồng măng tây xanh; …được nhiều hội viên tham gia tích cực.
Gần đây nhất, thực hiện Dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân thị trấn đã mạnh dạn xây dựng Dự án “Trồng và cải tạo vườn xoài cát Hòa Lộc” và triển khai thực hiện tại 17 hộ gia đình hội viên. Qua đó, mỗi hộ tham gia dự án được quỹ hỗ trợ 30 triệu đồng để cải tạo và trồng mới cây xoài. Qua hơn một năm thực hiện, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận. Anh Lê Châu Cường, ở khu phố 5, vừa thu hoạch xong 7 sào xoài cát Hòa Lộc với năng suất đạt trên 430 tạ/ sào, với giá bán dao động từ 30 – 35.000 đồng/kg, trừ đi các khoản chi phí thu lãi hơn 80 triệu đồng. Anh phấn khởi: Nhờ sự quan tâm và tạo điều kiện của Hội Nông dân, gia đình tôi đã được vay 30 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ Nông dân nên có thêm vốn đầu tư chăm sóc cho vườn xoài nên năm nay cho trái sai và thu nhập cao. Có vốn, gia đình tôi vừa mới trồng thêm được gần 4 ha xoài cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan. Được biết, ngoài hộ anh Cường thì đa số các hộ vừa được vay vốn đều đã trồng thêm được nhiều diện tích xoài mới và đang phát triển tốt.
Nhờ được vay vốn phát triển kinh tế, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả ở địa phương, đến nay mức sống của nông dân thị trấn Tân Sơn đã được nâng lên, hiện tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số hội viên, có nhiều hộ khá, giàu nhờ nỗ lực vươn lên trong sản xuất.
Ngoài việc hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân phát triển kinh tế gia đình vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn cũng đã tích cực vận động hội viên tham gia phong trào Xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự… góp phần từng bước làm thay đổi bộ mặt của thị trấn. Anh Nguyễn Phi Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn cho biết: Trong thời gian tới, Hội Nông dân thị trấn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ của các cấp dành cho nông dân, để hội viên, nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng vững mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.
Điều kỳ lạ là suốt 2 - 3 tháng qua, các thương lái Trung Quốc liên tục hợp tác với những tiểu thương trong nước ồ ạt thu gom loại heo mỡ, trọng lượng lớn. Giá heo đang tăng lên rõ rệt nhưng nhiều người lại lo ngại cuối năm có thể thiếu thịt và thực phẩm.
Từ tháng 9-12 âm lịch, khi cây ngô cuối cùng trên nương đá tai mèo của người Mông (Đồng Văn - Hà Giang) được thu hoạch cũng là lúc những cây Bạc hà trổ bông tím hồng, vươn mình trên đá tạo nên mùa hoa Bạc hà tím cả không gian. Trong những tia nắng cuối thu, loài hoa dại ấy nhẹ nhàng đưa hương quyến rũ, thu hút loài ong mật cần mẫn làm nên những giọt mật độc nhất, vô nhị mang tên mật ong Bạc hà.
Vụ đông năm 2013, huyện Hải Hậu (Nam Định) xây dựng mô hình trồng ngô đông trên đất 2 lúa theo phương pháp làm đất tối thiểu phủ rơm rạ ở 5 xã gồm: Hải Hưng 2ha, Hải Minh 2,5ha, Hải Đường 3ha, Hải Trung 3,5ha, Hải Phong 4ha. Thực hiện mô hình, huyện đã đưa các giống ngô tẻ LVN885, LVN99, HN45 vào gieo trồng
Trong khi nhiều nơi vụ đông đất bị bỏ trống thì ở thôn Dục Quang, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên (Bắc Giang) người dân lại tích cực đưa rau màu có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có giống bí ngồi Hàn Quốc.