Dừa sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia

Thông tin trên là chủ trương vừa được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL trở thành một ngành mũi nhọn”. Hội thảo cũng đã thống nhất việc thành lập Trung tâm nghiên cứu đồng bộ về cây dừa.
ĐBSCL hiện có khoảng 130.000 ha dừa. Trong đó, 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long chiếm hơn 85% diện tích và sản lượng.
Bà con ở 4 tỉnh trên sẽ có Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đồng hành để triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành dừa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là việc liên kết trong sản xuất, chế biến tại địa phương và khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việc mời gọi đầu tư vào các DA nói trên nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương, tăng thu nhập cho ngư dân trên địa bàn tỉnh.

Như những năm trước đây, ngay thời điểm sau Tết, các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh Cà Mau chỉ hoạt động khoảng 40% công suất thiết kế của nhà máy.

Trong năm 2013, Singapore là nước nhập khẩu cá tra từ Việt Nam nhiều nhất trong khối với giá trị đạt gần 37 triệu USD, tăng 3,4% so với năm 2012, tiếp đến là Thái Lan đạt hơn 34 triệu USD, tăng hơn 62% - mức tăng mạnh nhất trong khối.

Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội: Hà Nội hiện là một trong 10 địa phương có đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước với tổng đàn lợn 1,42 triệu con, đàn gia cầm thủy cầm trên 23 triệu con, đàn trâu bò gần 160.000 con.