Đạm Ninh Bình Hòa Nhập Thị Trường

Sản phẩm đạm Ninh Bình đã hòa nhập thị trường và có mặt ở hầu hết tỉnh, thành, góp phần lớn trong việc ổn định nguồn cung, giá urê trong nước.
Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.
Dự án xây dựng nhà máy Đạm Ninh Bình được Chính phủ phê duyệt vào tháng 4/2008. Ngày 10/5/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã phát lệnh khởi công xây dựng nhà máy Đạm Ninh Bình tại KCN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 667 triệu USD (trên 13.000 tỷ đồng), công suất thiết kế của nhà máy là 560.000 tấn urê/năm (1.760 tấn/ngày), là dự án lớn nhất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam từ trước tới nay.
Đến ngày 18/11/2011, Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình được thành lập với vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng với tổng số cán bộ, công nhân viên lên đến trên 1.000 người. Sau những tháng ngày làm việc, nỗ lực không biết mệt mỏi, tháng 3/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự lễ chào mừng đón tấn urê đầu tiên của nhà máy, đánh dấu một mốc son quan trọng với thị trường phân bón Việt Nam, bởi từ đây, nước ta đã cơ bản chủ động nguồn cung cấp urê hàng năm cho SX nông nghiệp.
Ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động, mặc dù phải khắc phục một số tồn tại để đảm bảo tính ổn định và chất lượng sản phẩm tốt nhất, song Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình vẫn nỗ lực SX được gần 113.000 tấn urê và tiêu thụ được 75.000 tấn, tổng doanh thu đạt trên 626 tỷ đồng.
Tiếp nối thành công của năm 2012, năm 2013 nhà máy Đạm Ninh Bình bắt đầu đẩy mạnh SX khi cán bộ, công nhân của Cty đã cơ bản làm chủ được công nghệ, máy móc. Trong năm 2013 Cty SX được trên 300.000 tấn urê, đạt 70% công suất. Nhờ giá bán tương đối cạnh tranh và được sự ủng hộ tin dùng của bà con nông dân nên việc tiêu thụ sản phẩm trong năm 2013 của đơn vị tương đối thuận lợi khi 290.229 tấn urê đã được bán hết. Tổng doanh thu đạt trên 2.300 tỷ đồng.
Bước sang năm 2014, dù mặt hàng urê trong nước gặp rất nhiều khó khăn do giá phân bón thế giới giảm mạnh, cộng với nguồn cung urê trong nước bắt đầu dư thừa, song 9 tháng đầu năm 2014, Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình vẫn duy trì SX trên 253.000 tấn urê và xuất sắc tiêu thụ được hơn 294.000 tấn, doanh thu từ urê thu được trên 2.000 tỷ đồng. Dự kiến, trong năm 2014 này đơn vị sẽ đạt công suất trên 90% so với thiết kế.
Không chỉ là dự án lớn nhất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, hiện công nghệ và thiết bị máy móc tại nhà máy Đạm Ninh Bình cũng được đánh giá thuộc TOP hiện đại nhất Việt Nam hiện nay như công nghệ phân ly không khí Air Liquide (Pháp); công nghệ khí hóa than Shell (Hà Lan); công nghệ tinh chế khí Linde (Đức); công nghệ tổng hợp Amoniac Haldor Topsoe (Đan Mạch); công nghệ tổng hợp Ure Snamprogetti (Italy).
Dù là DN phân bón còn non trẻ, nhưng nhờ có đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, lực lượng cán bộ công nhân có trình độ tay nghề cao nên chất lượng hạt urê của Đạm Ninh Bình mỗi ngày một hoàn thiện và tốt hơn.
Theo đánh giá của các đại lý phân bón, urê Ninh Bình hạt đồng đều, trắng, trong, tan chậm, hàm lượng nitơ đạt trên 46,3% nên được bà con nông dân tin tưởng, sử dụng nhiều hơn. Hiện tại, sản phẩm urê Ninh Bình bắt đầu hòa nhập chung với thị trường urê trong nước khi giá bán đã xấp xỉ giá bán của urê Hà Bắc, Cà Mau, Phú Mỹ.
Theo ông Chu Văn Tuấn, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, hệ thống phân phối Đạm Ninh Bình hiện có mặt trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam với trên 50 nhà phân phối cấp 1. Bên cạnh đó, sản phẩm urê của Ninh Bình cũng đã XK qua các nhà phân phối cấp 1 như Cty CP XNK Hà Anh, Cty CP XNK Quảng Bình, Cty TNHH TMDV XNK Tường Nguyên… và XK trực tiếp cho một số nhà phân phối quốc tế Ameropa, Helm AG… sang nhiều thị trường khó tính như Singapore, Philippines, Malaysia, Myanmar, Lào, Campuchia...
Khi lĩnh vực SX đã cơ bản đi vào ổn định, Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình bắt đầu đẩy mạnh công tác thị trường với việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng đạm urê hiệu quả đến người chăm bón...
Bên cạnh đó, là DN đóng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong những năm qua đơn vị đã tích cực hưởng ứng các chương trình thể thao, xã hội, từ thiện tại địa phương và một số tỉnh lân cận như tài trợ giải bóng chuyền cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình, xây nhà tình nghĩa tại huyện Kim Sơn, tham gia đóng góp cho quỹ vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu do Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình và cấp trên phát động....
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).

Đó là câu chuyện thoát nghèo, làm giàu của anh Huỳnh Văn Tám ở ấp Tân An, xã Tân Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Anh Tám là một trong những gương nông dân sản xuất giỏi, sáng tạo được khen thưởng cấp tỉnh năm 2014. Từ một hộ nông dân diện nghèo, sau nhiều năm cần mẫn lao động, áp dụng kỹ thuật canh tác, nay anh đã có cơ ngơi ổn định và cuộc sống khá sung túc.