Mô Hình Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Trên Ruộng Lúa Bước Đầu Mang Lại Hiệu Quả
Hộ ông Trần Văn Cậy, ở ấp 2, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, đã mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng lên bờ bao, cải tạo 1,5ha đất ruộng để thực hiện thí điểm mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, được Trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ một phần chi phí đầu tư con giống, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc.
Với số lượng 120.000 con giống, sau 5 tháng thả nuôi, đến nay mô hình đã mang lại hiệu quả bước đầu, tôm lớn nhất có trọng lượng 100 gram, còn bình quân từ 50 - 60 gram. Hiện nay, thức ăn cho tôm càng xanh chỉ có cá và ốc bươu vàng, còn thức ăn công nghiệp chỉ cần bổ sung ít vào buổi tối, nên giảm được chi phí đầu tư. Dự kiến khoảng 2 tháng nữa là tiến hành thu hoạch và tổng kết mô hình.
Có thể bạn quan tâm
Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là ba công cụ mà các nước nhập khẩu thời gian qua đã áp dụng vào hàng hóa thủy sản của Việt Nam.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, thời tiết nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi; bên cạnh đó, một số tuyến kênh nội đồng bị bồi lắng quá nhanh nên nguồn nước, chất lượng nước không được đảm bảo làm xảy ra dịch bệnh, dẫn đến tôm chết nhiều.
Năm 2013, được sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được thực hiện mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGAP tại xã Mỹ Lộc, huyện Hậu Lộc và xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.
Đây là sáng kiến của gia đình chị Đỗ Thị Kim Phượng ở thôn Hoà Thọ, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).
Những ngày qua, nhiều hộ dân ở Xóm Rẫy thuộc ấp 17, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) đang bước vào cao điểm thu hoạch dây thuốc cá.