Tình Hình Trong Tháng 10 Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Giảm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 10, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có gần 1.240 ha tôm nuôi bị bệnh trong đó, có 39 ha tôm công nghiệp, ước tính năng suất giảm từ 10 - 60%.
Bên cạnh khó khăn do dịch bệnh, giá tôm cũng không ổn định, doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu vào Mỹ từ 22% giảm còn gần 21% trước công bố mức thuế chống phá giá của Hoa Kỳ.
Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Với thị trường chung rộng mở sau hội nhập, rau quả Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Theo Cục BVTV, các lô xoài đầu tiên của Việt Nam XK sang Nhật Bản có giá cao hơn xoài Thái Lan 2 USD/kg, tiêu thụ rất tốt.

Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thuận lơi trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, phát huy thế mạnh hàng nông, lâm sản nói riêng