Đua nhau xây bể biogas
Ngoài ra, một số hộ dân còn tham gia hiệu quả các chương trình xử lý chất thải chăn nuôi khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sau gần 2 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, xã Hương Giang đã xây dựng lắp đặt được 35 bể khí biogas.
Ngoài ra còn có 70 hộ dân khác đã tham gia tập huấn và đăng ký tham gia dự án, số lượng đăng ký không ngừng tăng lên.
Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê đang tích cực tổ chức các đợt tập huấn để người dân hiểu và tham gia chương trình nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi phát triển bền vững.
Khi nghe thông tin tham gia chương trình được nhận hỗ trợ, rất nhiều hộ dân háo hức. Một số hộ chăn nuôi lợn số lượng lớn còn chủ động bỏ tiền để tự đầu tư bể khí.
Chị Phan Thị Chung, xóm 4, xã Hương Giang phấn khởi: “Nghe nói được hỗ trợ, dự án mang lại nhiều lợi ích, nên dù kinh tế còn rất khó khăn nhưng gia đình tôi cũng cố gắng tham gia chương trình.
Gia đình đầu tư hết gần 16 triệu đồng để xây bể khí, nay đã được hỗ trợ 3 triệu đồng.
Trước đây, tôi nuôi mỗi lứa 20 con lợn thịt, vài con lợn nái, hàng xóm phản ánh nhiều vì mùi hôi thối
. Nhưng nay tình trạng ô nhiễm đã được giải quyết triệt để, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 3 trăm nghìn tiền chi phí củi đốt, giải phóng được sức lao động cho con người.
Nước thải từ bể khí dùng để tưới cho vườn cam rất tốt. Giờ ai cũng biết được giá trị của việc xây dựng bể khí biogas nên đang đua nhau xây lắp”.
Lãnh đạo xã Hương Giang cho biết, với số lượng hộ chăn nuôi nhiều, tổng đàn lớn vào loại nhất nhì huyện, việc xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương gặp không ít khó khăn.
Nhận thức được giá trị của việc xử lý chất thải khoa học trong chăn nuôi, người dân Hương Giang rất hồ hởi khi các dự án về xã hỗ trợ.
Ngoài dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đến thời điểm này đã có trên 100 hộ dân khác có bể khí biogas nhờ tham gia một số chương trình hỗ trợ khác như cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 của UBND huyện Hương Khê…
Để xử lý rốt ráo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tại Hương Giang còn có 4 gia trại (180 con) sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi lợn.
Người dân đang được tham gia tập huấn nhiều lớp về sử dụng chế phẩm sinh học trong việc giảm ô nhiễm môi trường và ủ phân.
“Trước đây, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường để nước thải chảy ra đường làng, gây ô nhiễm môi trường.
Một số hộ dân phản ánh, chính quyền xã can thiệp nên các hộ chăn nuôi không dám mở rộng quy mô.
Nhờ bể khí biogas, môi trường không còn ô nhiễm, nước thải được sử dụng tưới cho cây trồng. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, nâng tổng đàn, phát triển kinh tế, đời sống đang ngày được nâng cao”, bà Lan cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.
Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.
Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.
Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…
Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.