Vườn vú sữa tím than độc nhất miền Tây
Ông Nguyễn Văn Khương (người dân thường gọi với tên thân thuộc là Bảy Khương) cho biết, vú sữa trong khu vườn nhà ông là loại có màu tím than khi chín nên người dân địa phương gọi là vú sữa tím than hay vú sữa Bảy Khương.
Vỏ vú sữa tím than có màu tím đậm trông rất đẹp mắt.
“Khoảng 25 năm về trước, không biết hạt vú sữa từ đâu có trong đất vườn rồi mọc lên thành cây.
Thấy cây phát triển tốt nên tôi để vậy, chăm sóc.
Sau 2 năm, cây vú sữa bắt đầu cho trái.
Khi còn non, trái có màu xanh bình thường nhưng khi chín lại chuyển sang màu tím than trông rất đẹp mắt” – ông Khương kể.
Cũng theo ông Khương, cũng như các loại vú sữa tím bán trên thị trường, thời gian từ trồng đến khi cây cho trái là 2 năm, ít bị sâu bệnh nên không yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao.
Điều đặc biệt ở loại trái này là vỏ màu tím đậm, mỏng và bóng, thịt có độ cứng hơn các loại vú sữa khác, để lâu được và dễ vận chuyển đi xa,…
Vú sữa tím than để khoảng 5 ngày sau khi thu hoạch vẫn không xuống màu, thịt bên trong có độ cứng hơn các loại vú sữa khác nên có thể vận chuyển đi x
Loại vú sữa này có đặc điểm nổi bật là trái to với trọng lượng khoảng 3 trái/kg.
Trồng 2 năm, cây vú sữa tím than bắt đầu cho trái.
Thời gian cây ra bông, cho trái từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.
Do cho trái rải vụ trên cùng một cây, một khu vườn nên người trồng sẽ không gặp tình trạng bị thương lái ép giá vì nguồn cung dư thừa.
Theo ông Khương, từ cây vú sữa ban đầu, thời gian qua ông đã chiết nhánh, nhân ra khoảng 150 cây và trồng trên 1,2ha diện tích đất vườn.
Hiện nhiều người dân cùng địa phương đã đến tìm hiểu, xin giống về trồng.
Cây vú sữa tím than được ông Khương chăm sóc khoảng 25 năm qua.
Vú sữa tím than được thương lái mua với giá cao hơn thị trường từ 3.000-4.000 đồng/kg (giá bán cho thương lái tại vườn từ 35.000-40.000 đồng/kg).
Hiện vườn vú sữa tím than của ông Khương được ngành chức năng địa phương chọn, hướng dẫn cải tạo trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Bạn đọc có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm có thể liên hệ với ông Nguyễn Văn Khương (Bảy Khương) theo số điện thoại: 0934793938.
Địa chỉ: Số 255/10, khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm hiện nay, nông dân huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã thu hoạch xong vụ mì 2012 - 2013, với tổng diện tích hơn 2.600 ha, năng suất bình quân đạt 19 tấn/ha. Mặc dù năng suất giảm 20% so với vụ trước, nhưng nhờ được giá nên hộ trồng mì vẫn lãi từ 12 đến 14 triệu đồng/ha.
Công ty TNHH Thái An (tại xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn - Bình Định, viết tắt là Công ty Thái An), chuyên nuôi gà thương phẩm và gà giống vừa đầu tư 2 dây chuyền tự động tải thức ăn nuôi gà. Hệ thống được lập trình sẵn, giúp giảm nhiều lao động, tăng lợi nhuận cho người nuôi gà theo phương thức công nghiệp.
Anh Nguyễn Đức Dũng (51 tuổi) ở thôn Tân Quang, xã Sông Phan, Hàm Tân (Bình Thuận) đã đưa gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng với mô hình trồng hồ tiêu trên trụ cây cóc rừng.
Ông Trần Bữu Hoàng, ở ấp Tân Trị 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều người biết đến với mô hình trồng mãng cầu xiêm. Điều đặc biệt là ông biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn, vì vậy mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
Anh Đinh Vũ Hải (39 tuổi, ngụ ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính. Đây là mô hình nuôi tôm trong nhà kính đầu tiên ở Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm ở khu vực ĐBSCL.