Hiệu quả như nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa

Điển hình mô hình nuôi cá lăng trong lồng.
Mô hình đã được thực hiện tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh như: Thung Nai, huyện Cao Phong; xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình…
Các hộ tham gia có đủ điều kiện và hệ thống lồng bè đáp ứng yêu cầu của mô hình.
Mỗi hộ được cấp cá cá lăng giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc, hóa chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng trị bệnh cho cá.
Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá…
Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát những hộ tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thường chỉ sau khoảng 9 tháng nuôi, nhiều mô hình cho kết quả: tỷ lệ sống trung bình đạt 81,9%; sản lượng cá thương phẩm ước 1.023 kg; năng suất trung bình khi thu hoạch 10,2 kg/m3, lợi nhuận bình quân 37.000 đồng/m3/vụ nuôi.
Theo đánh giá của Trung tâm, mô hình nuôi cá lăng hồ chứa đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với những địa phương có ưu thế hồ chứa và mặt nước lớn.
Thời gian tới, Trung tâm sẽ đúc rút kinh nghiệm để xây dựng và nhân rộng mô hình tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Trò chuyện với chúng tôi sau cả ngày lao động mệt nhọc, ông Huyến cho hay cá cơm xuất hiện nhiều từ giữa tháng 7 âm lịch hằng năm, có khi kéo dài đến cận Tết hoặc ra Giêng. Nhiều nhất là khi gió nồm đông se sắt theo cái lạnh từ biển cả, có đàn lên tới cả tấn. "Những lúc may mắn gặp đàn cá lớn như vậy thì tha hồ mà hốt bạc" – ông Huyến chia sẻ.

Mới đây, UBND tỉnh đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đến năm 2020 sẽ đi vào chiều sâu, theo từng bước đi và quy mô phù hợp. Để từ đó tạo “đường băng” cho ngành cất cánh, làm ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của thị trường trong lẫn ngoài nước…

Cuối tháng 6 và đầu tháng 12-2013, báo chí đã phản ánh về tình trạng bắp lai bị chết hàng loạt hoặc cho năng suất rất thấp ở một số xã của huyện An Phú. Số bắp chết hoặc cho năng suất thấp đều là giống bắp DK 9901, DK 6818, DK 8868…do Công ty Dekalb (phường 6, quận 3, TP. HCM) cung cấp. Sau phản ánh của báo chí, cuối tháng 6 - 2013, đại diện Công ty Dekalb đến xác minh hiện trạng. Nông dân được hứa hẹn sẽ có “hậu kiểm”, xác định nguyên nhân để có hướng hỗ trợ…

Theo tin từ Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ TN&MT), Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) và NK603 (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam).

Báo cáo của một tập đoàn thương mại Brazil đã gây lo ngại cho những nhà đầu tư đặt cược rằng giá đường sẽ giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu tràn ngập nguồn cung. Họ đặt cược như vậy trên cơ sở Brazil – quốc gia đóng góp khoảng 1/5 sản lượng đường thế giới – sẽ bội thu đường trong năm nay.