Tràm chết bất thường do giống kém chất lượng

Tràm chết hàng loạt
Để đảm bảo diện tích trồng rừng sau khai thác trên địa bàn xã Nguyễn Phích, UBND xã này đảm nhận luôn việc làm “đại lý” cung cấp giống tràm cho bà con.
Nhưng khi cây tràm giống bị tố kém chất lượng, xã lại đổ lỗi cho dân không thiết tha với việc trồng rừng.
Nhiều diện tích tràm bị thiệt hại nặng.
Tiếp xúc với phóng viên NTNN, người dân xã Nguyễn Phích cho biết, xưa nay UBND xã có quy định:
Hộ dân nhận đất rừng, trước khi khai thác tràm phải đóng cho xã một số tiền tương ứng với diện tích đất rừng của mình (khoảng 1,7 triệu đồng/ha), số tiền này xã sẽ dùng vào việc mua cây tràm giống cung cấp ngược lại cho dân.
Ai muốn khai thác thì phải thực hiện phần “thủ tục” đóng tiền cho xã.
Ông Nguyễn Văn Huốl, ngụ ấp 20, xã Nguyễn Phích cho biết: “Gia đình tôi có hơn 1ha đất rừng nhận khoán.
Mới đây sau khi khai thác, tôi lên xã nhận tràm giống về trồng.
Mọi khâu từ cải tạo đất, chăm sóc...
tôi đều làm đúng quy trình, nhưng không hiểu sao chỉ hơn 1 tháng sau khi trồng, tràm cứ chết dần.
Hiện có hơn 70% diện tích bị thiệt hại”.
Cùng cảnh ngộ, anh Trần Văn Tý mấy ngày qua buồn héo ruột vì cây tràm của gia đình chết dần từng ngày.
“Vừa qua tôi lên xã nhận 20.000 cây tràm giống về trồng trên 1ha đất, nhưng hiện phân nửa diện tích đã chết.
Tiếc công, tiếc của, tôi ra sức cấy giặm, nhưng vẫn không cứu được” – anh Tý nói.
Người dân địa phương cho biết, tràm là loại cây dễ trồng nhất, rất ít gặp rủi ro, nhưng vụ trồng mới năm nay cây tràm chết hàng loạt, nguyên nhân là do tràm giống xã Nguyễn Phích cung cấp không đạt chất lượng.
Làm rõ nguyên nhân
" Là người dân có hơn nửa đời người gắn với việc trồng rừng, nên tất cả các khâu từ cải tạo đất, chăm sóc...
tôi đều làm đúng quy trình.
Nhưng không hiểu sao chỉ hơn 1 tháng sau khi trồng, cây tràm chết dần.
Hiện có hơn 70% diện tích bị thiệt hại”. Ông Nguyễn Văn Huối
Về chuyện dân phải đóng tiền cho xã mua cây giống, ông Lê Trung Kiên – Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích cho biết: “Xã không buộc dân phải đóng tiền mà hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, ai muốn xã mua cây giống giúp thì đóng tiền, không thì thôi”.
Về việc người dân tố tràm giống kém chất lượng, ông Châu Thanh Nhã – cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã Nguyễn Phích cho biết: “Trước khi nhận cây giống, dân có kiểm tra hẳn hoi, nhưng giờ lại đổ lỗi do xã cung cấp giống kém chất lượng là không đúng.
Cây giống chúng tôi mua ở Hậu Giang có chất lượng tốt.
Tôi khẳng định, những hộ có tràm bị chết là do không chăm sóc tốt”.
Trong khi đó, người dân cho rằng, năm nay xã cung cấp cây tràm giống quá non so với quy định nên không thể chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt như hiện nay.
Về vấn đề này, ông Trần Văn Thức – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm kết hợp với chính quyền địa phương làm rõ nguyên nhân cây tràm giống bị chết, nhằm có hướng hỗ trợ người dân kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Chưa khi nào lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, sản xuất giống gia cầm trở nên “bi đát” như năm nay. Những năm trước, giá giống gia cầm lên xuống là chuyện bình thường, song đều có quy luật. Nhưng từ khi gà thải loại, gà, vịt giống lậu ồ ạt tràn vào nước ta, sản xuất giống và chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại càng lúng túng.

Sáng 28/5, tại TP Cao Bằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị “Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay và định hướng phát triển chăn nuôi 2013 - 2015”.

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn lại có đầu ra tương đối ổn định, thậm chí không có hàng để bán. Theo các hộ nông dân, bí quyết để rau trồng theo phương pháp hữu cơ (rau hữu cơ) có đầu ra ổn định là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.