Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đua nhau bán đất mặt ruộng cho thương lái

Đua nhau bán đất mặt ruộng cho thương lái
Ngày đăng: 10/10/2015

Sáng 9.10, ngay con kênh cặp lộ ở ấp An Hoà A (xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tấp nập ghe chờ chở đất sét từ ruộng ra, để vận chuyển lên các lò gạch ở Vĩnh Long.

Nhiều nhân công khai thác đất mặt ruộng vận chuyển vào máy để ép thành khuôn.

Theo lời một thương lái tên Sương, chị mua đất mặt ruộng của nông dân rồi khai thác lớp đất sét bán lại cho các lò gạch đã nhiều năm nay. “Trung bình 1 công ruộng (1.000 m2) tôi mua với giá 14 triệu đồng. Sau đó thuê khoảng 15 nhân công lấy đất, ép thành khuôn, vận chuyển ra ghe…”, chị Sương nói.

Với công việc lấy khối đất đã ép sẵn, chị Hoa kiếm thu nhập khoảng 100.000 đồng mỗi ngày.

Nhờ có công việc này mà người dân tại địa phương làm thuê và có nguồn thu nhập. Có người tự chế ra xe chở đất từ chiếc máy cày để chở thuê, trừ chi phí dầu mỗi ngày cũng kiếm thêm 300.000 đồng.

Qua tìm hiểu của phóng viên, tại xã Bình Ninh có khoảng 4 địa điểm được thương lái đặt máy ép đất gần mặt lộ để mua đất ruộng của dân, tập trung ở ấp An Hoà và An Hoà A.

Người dân tự chế ra xe chở đất thu nhập khoảng 300.000 đồng một ngày.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Bình Ninh, tại ấp An Hoà và An Hoà A là vùng đất gò cao, tốn nhiều chi phí bơm tưới, UBND huyện đã trình UBND tỉnh Vĩnh Long đề án khai thác, cải tạo đất và đã được chấp nhận.

Lớp đất ruộng chỉ được đào sâu 0,3 m để đảm bảo sản xuất lúa cho vụ sau.

Nhiều hộ nông dân cho biết, sau khi bán 1 lớp đất ruộng, chỉ cần cho nước phù sa vào là vụ sau vẫn có thể sạ lúa bình thường mà lại không tốn chi phí bơm nước như trước.

Ngành chức năng cần kiểm soát chặt chẽ việc khai thác đất mặt ruộng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa.

Tuy nhiên, PGS.TS Võ Quang Minh, Trưởng bộ môn Tài nguyên đất đai (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - ĐH Cần Thơ), lại khuyến cáo rằng, nếu việc khai thác đất mặt ruộng quá đà, ngành chức năng không kiểm soát sẽ dẫn đến hệ lụy là bề mặt ruộng đất lồi, lõm, nơi thấp, nơi cao, đất dễ bị lún không thể cơ giới hóa.

Chưa hết, những nơi bị khai thác quá sâu có thể làm phèn trào lên, ảnh hưởng đến sản xuất hoặc không thể trồng lúa được.


Có thể bạn quan tâm

Nghề khai thác và ương nuôi tôm hùm đầy thách thức Nghề khai thác và ương nuôi tôm hùm đầy thách thức

Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2015, các hộ ngư dân làm nghề ương nuôi tôm hùm giống ở xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn đã thả ương nuôi hơn 156.200 con tôm hùm giống, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014.

02/05/2015
Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

02/05/2015
Khánh Hòa hỗ trợ 6.000kg rong sụn giống cho người dân Khánh Hòa hỗ trợ 6.000kg rong sụn giống cho người dân

Ngày 27-4, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai thực hiện công trình thanh niên “Mô hình trồng rong sụn biển và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân”.

02/05/2015
Cá, tôm trước thách thức Cá, tôm trước thách thức

Ở ĐBSCL, cá tra, tôm nước lợ là hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực. Qua 3 tháng đầu năm 2015, tín hiệu từ vùng nuôi và thị trường XK không lạc quan như mong đợi.

02/05/2015
Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm Lịch điều tiết nước tháng 5 phục vụ lúa hè thu và nuôi tôm

Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu vừa thông báo lịch điều tiết nước 15 ngày đầu tháng 5. Việc mở, đóng cống ở vùng mặn và vùng ngọt nhằm trữ nước ngọt phục vụ sản xuất lúa hè thu, bảo đảm nước mặn cho vùng nuôi tôm phía Bắc Quốc lộ 1A.

02/05/2015