Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên

Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên
Ngày đăng: 17/07/2014

Mới đây, hàng chục con trâu nghé ra đời, có vóc dáng to, khỏe và nhanh nhẹn hơn so với những trâu nghé khác, là minh chứng cho thành quả quan trọng từ chủ trương cải tạo, phát triển đàn trâu của UBND huyện Vị Xuyên.

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

Trung Thành là xã có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi trâu theo hướng tập trung, hàng hóa; với địa hình khá bằng phẳng, cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện. Cả xã có 1.303 hộ thì có đến 1.041 hộ chăn nuôi trâu, với tổng đàn gần 2.700 con (tại thời điểm tháng 12.2012) nhưng đa số là trâu già, nghé non hoặc trâu đực có thể trạng bé.

Việc chăn nuôi trâu chủ yếu theo phong tục, tập quán của địa phương; chưa chú trọng đến công tác chọn lọc, lai tạo giống. Từ cách chăn thả tự do dẫn đến thực trạng trâu giao phối cận huyết, cho ra đời những lứa trâu nghé có thể trạng yếu, tầm vóc nhỏ, sức chống chịu bệnh tật kém...

Mặc dù, những năm qua, các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở đã quan tâm, hỗ trợ xã phát triển đàn trâu. Nhưng mới dừng lại ở việc hỗ trợ các hộ nghèo theo hình thức đơn lẻ, cá nhân như quyên góp, ủng hộ, nuôi giẽ,.. không mang tính hỗ trợ đồng bộ để cải tạo đàn và chưa có chính sách đầu tư lớn, tạo vùng sản xuất chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hóa...

Trước thực tế trên, UBND huyện Vị Xuyên đã thực hiện chủ trương cải tạo, phát triển đàn trâu xã Trung Thành; để phát huy những thuận lợi sẵn có, vốn là thế mạnh của ngành chăn nuôi trâu trên địa bàn xã; góp phần cải tạo sự thoái hóa, làm tăng thể trạng, tầm vóc, sức đề kháng bệnh tật cho đàn trâu và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.

Theo đó, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện đã triển khai công tác bình tuyển, chọn lọc được 12 trâu đực giống (trên 60 tháng tuổi, có vòng ngực đạt từ 200cm trở lên) và 300 trâu sinh sản (loại I và II) cho 342 hộ chăn nuôi trâu, tại 6 thôn như: Cuôm, Đồng, thôn Trang, Trung Sơn,...

Đồng thời, Trạm Thú y và Trạm Khuyến nông huyện chủ động công tác vệ sinh thú y, tiêm phòng dịch bệnh cho đàn trâu đực giống, trâu cái hạt nhân; mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi về công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh, cách phát hiện, điều trị các loại bệnh cho gia súc; kỹ thuật trồng cỏ, công tác chăm sóc, bảo quản, dự trữ và chế biến thức ăn thô, xanh; về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trâu đực giống, trâu cái sinh sản, nghé non mới sinh.

Các hộ tham gia được Nhà nước hỗ trợ 50% tiền mua mới 12 trâu đực giống (trong đó, hỗ trợ 35 triệu đồng/con trâu đực giống; 200.000 đồng tiền công chăm sóc, nuôi trâu đực giống và trâu cái đã được bình tuyển/con/tháng.

Đến hết năm 2015, Nhà nước sẽ thu hồi 43% vốn đầu tư mua trâu đực giống ban đầu (tương đương 15 triệu đồng/con). Cùng với đó, để cải tạo tốt đàn trâu, ngành chuyên môn vận động các gia đình có trâu đực nhỏ nên thiến hoặc bán để bình tuyển, chọn lọc trâu sinh sản đủ tiêu chuẩn, tại địa phương để nhân giống.

Khi trâu cái động dục, trâu đực (2 trâu/thôn) giao phối trực tiếp, với tỉ lệ 1 trâu đực/20 trâu cái. Phương pháp này giúp các hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí giống nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau 3 năm làm giống, trâu đực có thể tiếp tục được nuôi lấy sức kéo, làm trâu chọi hoặc bán để thu lại nguồn vốn đầu tư ban đầu...

Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu trên địa bàn xã Trung Thành, đã có 48 trâu cái mang thai và sinh sản 12 trâu nghé.

Từ sự tuyển chọn trâu bố, mẹ, những nghé con ra đời có đầy đủ những ưu điểm về thể trạng, vóc dáng của thế hệ tuyển chọn. Góp phần loại dần một số trâu già yếu, cận huyết, thể trạng bé, giá trị kinh tế thấp và cung cấp nhiều trâu non có tầm vóc to khỏe, giá trị kinh tế cao để làm trâu giống sau này.

Không những vậy, kết quả trên còn là tiền đề khả quan để huyện Vị Xuyên từng bước xã hội hoá công tác giống vật nuôi, để cải tạo và phát triển đàn trâu trên địa bàn huyện, góp sức đắc lực vào công cuộc XĐGN bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Tiếp sức cho nông dân làm giàu Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

11/09/2015
Thương hiệu riêng của Quảng Ninh Thương hiệu riêng của Quảng Ninh

Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.

11/09/2015
Thúc đẩy nông dân làm giàu Thúc đẩy nông dân làm giàu

Phong trào “nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân (HND) đang ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nông dân toàn tỉnh. Qua đó, đã khơi dậy ý chí làm giàu, là động lực giúp nông dân vươn lên trong cuộc sống.

11/09/2015
Khi rau và hoa trồng chung trong nhà kính Khi rau và hoa trồng chung trong nhà kính

Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

11/09/2015
Khi những ông trùm xắn ống quần làm ruộng Khi những ông trùm xắn ống quần làm ruộng

Khi truyền thông đưa tin đại gia này nuôi bò thu về lợi nhuận khủng, đại gia kia dốc hàng trăm tỉ đồng ra trồng rau…, không ít người cho rằng những đại gia Việt này đang chạy theo phong trào. Thế nhưng, chính những dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của họ đang mở ra cơ hội mới cho ngành nông nghiệp Việt.

11/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.