Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Đắk Rtíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con

Nông Dân Đắk Rtíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con
Ngày đăng: 17/07/2014

Những năm qua, cùng với việc tích cực áp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ dân ở xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) còn biết tổ chức canh tác theo hướng đa cây, đa con, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế của địa phương.

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

Năm 2010, được xã tuyên truyền vận động, gia đình ông đã tiến hành cải tạo vườn cây, trồng xen thêm cây mắc ca và các loại cây ngắn ngày như đậu phụng, đậu tương, ngô cũng như nuôi gia súc, gia cầm để có thêm thu nhập lo cho cuộc sống hàng ngày và đầu tư trở lại cho vườn cây công nghiệp.

Đặc biệt, để chống xói mòn, tiết kiệm đất, ông trồng các loại cây lấy gỗ ở ven suối và trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Hiện nay, mỗi năm, trừ tất cả chi phí đầu tư, gia đình ông có thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Ông Phùng chia sẻ: “Việc phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con là rất thuận tiện, không chỉ tiết kiệm được công chăm sóc, chi phí đầu tư mà còn góp phần chống xói mòn, cải tạo đất, bảo vệ môi trường. Khi mất mùa, mất giá ở loại cây này thì có cây, con khác bù vào, nên những năm gần đây, gia đình tôi không bị lâm vào cảnh chơi vơi, khó khăn”.

Tương tự, gia đình ông Hoàng Viết Chiến ở bon Jiêng Ngaih cũng vươn lên làm giàu nhờ tổ chức sản xuất theo hướng đa cây, đa con. Sau khi tham gia các lớp tập huấn cũng như được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, ông đã mạnh dạn cải tạo vườn cà phê theo hình thức ghép chồi và xen canh các loại cây ăn quả như: bơ, sầu riêng vào những khoảng đất trống.

Được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn rẫy của gia đình cho năng suất cao. Chỉ với 2 ha, nhưng vụ vừa qua, gia đình ông thu hơn 10 tấn cà phê nhân, cùng thêm thu nhập từ các loại cây ăn quả. Mặt khác, tận dụng diện tích đất sình lầy, ông đào ao thả cá, mỗi năm thu hoạch 2 lứa, mỗi lứa cũng mang lại cho gia đình hơn 20 triệu đồng.

Ông Chiến cho biết: “Đất và giống cây dù có tốt đến đâu, nhưng sau nhiều năm khai thác cũng cho năng suất kém. Do đó, đối với các vườn rẫy khô cằn, năng suất kém thì nên tiến hành cải tạo, trồng xen canh các loại cây ăn trái thì hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, vừa giảm bớt chi phí đầu tư phân bón vừa lại ít công chăm sóc, thuận cả đôi đường”.

Theo ông Nguyễn Thành Tuân, Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh, thì việc phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như thổ nhưỡng trên địa bàn. Trên cùng một diện tích, nhưng trồng xen canh các cây trồng hợp lý thì năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Vì vậy, nhằm giúp người dân từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây, chăm sóc, phòng bệnh phù hợp, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững.

Đồng thời, xã còn cử cán bộ chuyên môn xuống tận vườn rẫy của bà con để hướng dẫn, tìm hiểu tình hình, kết quả thực hiện. Vào các cuộc họp thôn, bon đều tổ chức lồng ghép phổ biến các định hướng về phát triển kinh tế của địa phương, nên nhận thức của người dân trong vấn đề làm ăn ngày càng được nâng cao.

Đến nay, toàn xã đã có hơn 50 hộ dân thực hiện cải tạo vườn cây và tổ chức sản xuất theo hướng đa cây, đa con, với tổng diện tích là 1.675 ha. Ngoài các loại cây công nghiệp lâu năm thì bà con đã xen canh trồng thêm trên 3.000 cây các loại như mít, sầu riêng, bơ…

Bên cạnh đó, trong vườn rẫy của mình, bà con cũng tổ chức chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và đào ao thả cá, có thêm nguồn thu nhập đáng kể. Việc tổ chức sản xuất theo hướng đa cây, đa con không chỉ tăng hiệu quả kinh tế, thu nhập trên cùng một diện tích đất, mà người dân còn có điều kiện để tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả cao, vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

13/04/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

16/06/2013
Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

20/08/2012
Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng” Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng”

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

02/08/2013
Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật) Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật)

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

15/04/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.