Sản Lượng Tôm Nuôi Ở Bình Định Tăng Khá

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.
Vụ 1.2014, người nuôi tôm ở các xã ven đầm Thị Nại như: Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa và Phước Thắng - huyện Tuy Phước thả tôm giống từ tháng 3 trở đi đúng theo lịch thời vụ.
Mặc dù gặp thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh tôm xuất hiện rải rác ở đầu vụ, nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của ngành chức năng, sự tập trung phòng trừ quyết liệt của người nuôi tôm, đã khống chế dịch bệnh tôm có hiệu quả.
Đồng thời, nhờ nuôi tôm thân thiện với môi trường kết hợp ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, nên đạt năng suất khá.
Đến nay, người nuôi tôm ở Tuy Phước đã thu hoạch xong vụ 1, năng suất bình quân ước trên 690 kg/ha, tăng 3,95% so cùng kỳ năm ngoái, sản lượng tôm 664 tấn, tăng 3,19%; sản lượng cá trên 159 tấn, thủy sản khác 198 tấn, đều tăng từ 1 đến 3%. Trên diện tích nuôi TTCT thâm canh, năng suất từ 7 - 13 tấn/ha, nhiều hộ thu lãi khá.
Theo ông Nguyễn Hữu Hiền, cán bộ chuyên trách thủy sản thuộc Phòng NN-PTNT huyện, trong vụ 1.2014, năng suất, sản lượng tôm và thủy sản nuôi đều tăng, riêng năng suất TTCT đạt khá.
Ngoài bất lợi là thời tiết nắng nóng kéo dài, vụ nuôi tôm năm nay tương đối thuận lợi, nhờ lũ lớn cuối năm 2013 đã rửa trôi bùn bã hữu cơ của vụ nuôi tôm trước, hạn chế ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Hạ tầng nuôi tôm được Nhà nước xây dựng, đã đưa vào sử dụng các tuyến kênh bê tông cấp nước ngọt cho vùng nuôi tôm xã Phước Sơn, Phước Hòa.
Công tác khuyến ngư được tăng cường bằng việc chuyển giao KHKT đến từng hộ nuôi tôm, thông qua các mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường, được người nuôi tôm áp dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, ở vụ 1.2014, một số hộ nuôi tôm còn chủ quan, chưa chú trọng đến khâu chăm sóc, phòng bệnh cho tôm, không khai báo khi tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh, dẫn đến có trên 10 ha bị bệnh môi trường và vi rút đốm trắng. Mặt khác, hiện tượng ngọt hóa vùng nuôi thủy sản nước lợ phía Bắc đầm Thị Nại ở 2 xã Phước Thắng và Phước Hòa gây không ít khó khăn cho việc nuôi tôm.
6 tháng đầu năm nay, nước ở vùng nuôi tôm 2 địa phương nói trên có độ mặn thấp do nguồn nước ngọt từ 2 đập dâng lớn (đập Văn Mối, xã Cát Chánh- huyện Phù Cát và đập dâng Nha Phu, xã Phước Hòa - huyện Tuy Phước) liên tục đổ xuống, trực tiếp ảnh hưởng đến vùng nuôi.
Hiện nay, người nuôi tôm ở Tuy Phước đã thả tôm giống vụ 2 trên diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh, số diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến theo phương thức đánh tỉa, thả bù, phấn đấu thu hoạch xong toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản trước cuối tháng 9 để tránh thiệt hại do mưa lũ.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới

Trong những năm gần đây, ở huyện Dương Minh Châu (DMC), tỉnh Tây Ninh có rất nhiều nông dân đã và đang tự đi tìm cho mình những cung cách làm ăn mới, trong đó có nghề nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh một số loài động vật được nuôi như rắn long thừa, cá sấu, nhím, heo rừng… đã có từ trên chục năm thì hiện còn có thêm nghề nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao, đã và đang có chiều hướng phát triển.

Nếu như ở thời điểm đầu năm, giá lợn giống mới chỉ có 30 nghìn đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên 120-130 nghìn đồng/kg. Thực trạng trên không chỉ khiến ông Hoàng cũng như trên 200 hộ chăn nuôi lợn hàng hóa ở đây gặp khó khăn mà hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng rơi vào trong tình trạng khan hiếm con giống

Hàng chục thương lái Trung Quốc đang núp bóng khách du lịch thu mua cua ở Cà Mau và có người đã bỏ trốn, mang theo số nợ tiền tỉ của nông dân địa phương.

Mặc dù Bộ Thuỷ sản đã chính thức công bố hai mẫu cá nuôi tại Đồng Nai là cá chim trắng chứ không phải cá dữ piranhas, theo nhiều chuyên gia, vẫn không nên phát triển đại trà loài cá này